RSS

Các chính trị gia ‘đau đầu' trước áp lực tăng dân số

22:00 11/02/2019

Mới đây. chính phủ liên bang đã nhóm họp với các bộ trưởng ngân khố các tiểu bang và vùng lãnh thổ để cố gắng giải quyết chuyện dân số đang tăng lên của Úc. Đây là một vấn đề quan trọng, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất đồng.

Hẳn ai cũng dễ dàng đồng ý rằng dân số của Úc đang tăng lên nhanh chóng. Số lượng dân nhập cư vĩnh viễn hiện giới hạn ở mức trần khoảng 190 ngàn người mỗi năm. Và dẫu cho những năm gần đây, con số này chỉ đạt khoảng 160 ngàn người mỗi năm thì ngay cả như vậy, Úc vẫn có tốc độ tăng dân số nhanh đứng hàng thứ 5 trong số các quốc gia là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Dân số của Úc chạm mốc 25 triệu người sớm hơn 20 năm so với dự kiến ​​trước đây.

Và chính câu hỏi, phải làm gì trước thực trạng dân số tăng nhanh như vậy đã buộc các quan chức thuộc về hai cấp chính quyền liên bang  và tiểu bang tề tựu về Canberra nhóm họp.

Tổng trưởng ngân khố liên bang, ông Josh Frydenberg nhanh chóng tuyên bố là cuộc họp đã thành công.

Ông Frydenberg nói: “Trong cuộc thảo luận mang tính xây dựng ngày hôm nay, chúng tôi đã đồng ý lập ra 2 nhóm làm việc, để bắt đầu ngay lập tức các phần việc của mỗi nhóm. Các nhóm làm việc đó sẽ xem xét việc chia sẻ dữ liệu, cũng như nêu lên những khía cạnh mang tính địa phương của từng khu vực vào cuộc tranh luận về dân số. Và khi ta nói đến chia sẻ dữ liệu, tức là về hạ tầng cơ sở, về kỹ năng, về xu hướng dân số, và sự hợp tác cũng như sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa chính phủ tiểu bang và liên bang. Khi chúng ta nói về phân tích các khía cạnh mang tính riêng của từng khu vực, chúng ta cần biết công việc ấy sẽ được mở ra ở đâu và nơi đâu đang cần nhân lực về nghề nghiệp đó”.

Quanh sự gia tăng quá nhanh dân số của Úc, có một vấn đề cốt lõi là dường như có một số ít khu vực tập trung quá nhiều người nhập cư và điều này đang gây áp lực lên chính những điểm đến đó.

Theo lẽ tự nhiên, những điểm đến được nhiều người lựa chọn đó, là những tiểu bang và thành phố lớn nhất của Úc.

Cụ thể, có tới 2/3 người nhập cư mới sẽ đến các thành phố thủ đô, nhất là các thành phố lớn như Sydney, Melbourne và Đông Nam Queensland.

Thực tế này đang tạo ra một mối căng thẳng giữa chính phủ liên bang – tức là những người có quyền quyết định có cho phép di dân vào Úc hay không, và chính phủ các tiểu bang và vùng lãnh thổ - tức là những người phải trực tiếp tiếp nhận di dân.

Sự căng thẳng này được Tổng trưởng liên bang phụ trách về Hạ tầng cơ sở, Alan Tudge thừa nhận: “Một trong những vấn đề chính với đất nước chúng ta là liên bang kiểm soát đòn bẩy tăng dân số chính, tức là quyết định lượng nhập cư; trong khi đó, chính các tiểu bang và vùng lãnh thổ lại chịu trách nhiệm chính về bảo đảm hạ tầng cơ sở cũng như cung cấp các dịch vụ cho người nhập cư. Và đó là những gì chúng ta làm hôm nay, cũng là những gì chúng ta muốn khi định ra một khung làm việc mới, chính là cố gắng để kết nối 2 chuyện đó lại gần với nhau hơn”.

Và tất cả những người dự họp cũng như những ai quan tâm đến việc đề này đều nhắc đến chuyện liên quan đến hạ tầng cơ sở.

Vấn đề này, do vậy, cũng mang tính chính trị nhiều hơn so với bình thường.

Nhà lãnh đạo phe đối lập liên bang Bill Shorten nói rằng, nếu đảng của ông thắng cử trong cuộc bầu cử liên bang vào cuối năm nay, chính phủ của đảng Lao động sẽ làm tốt hơn nhiều so với chính ohur đương nhiệm trong việc giúp cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của lượng dân số đang ngày càng tăng.

“Không lý do gì mà lại cứ đưa người vào các thành phố đông đúc nếu cơ sở hạ tầng của chúng ta không đáp ứng kịp. Vì vậy, một việc quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nhập cư là bảo đảm rằng chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu dân số. Chỉ có đảng Lao động mới xây dựng kế hoạch thích hợp nhằm phát triển giao thông công cộng ở các thành phố thủ phủ. Chỉ có đảng Lao động mới có lên kế hoạch phù hợp để bảo đảm rằng hệ  thống các trường học và đường sá của chúng ta được đầu tư hợp lý. Còn về việc chuyển người Úc nhập cư mới đến các khu vực thưa dân hơn, chúng tôi sẽ sẵn sàng thảo luận, bởi chúng tôi nghĩ, một số cộng đồng ở các khu vực như vậy rất muốn có thêm dân cư. Nhưng đó chỉ mới nói chung chung như vậy, còn thig chúng ta vẫn phải chắc chắn rằng, cơ sở hạ tầng của chúng ta đủ để đáp ứng nhu cầu của những người mới đến” – ông Shorten phân tích.

“Không lý do gì mà lại cứ đưa người vào các thành phố đông đúc nếu cơ sở hạ tầng của chúng ta không đáp ứng kịp. Vì vậy, một việc quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nhập cư là bảo đảm rằng chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu dân số"- nhà lãnh đạo đảng Lao động Bill Shorten

Còn Tổng trưởng Di trú David Coleman tiết lộ kế hoạch 19,4 triệu Úc kim được lập nên nhằm giúp những người sống ở các khu vực, mà nói như ông Shorten, là đang muốn dân cư đông đúc hơn". 

Theo kế hoạch này, ​​đơn xin chiếu khán vào Úc của những di dân có tay nghề cao sẽ được thụ lý nhanh hơn nếu họ chuyển đến sống ở các khu vực như vậy.

Tại thời điểm này, trong những khu vực đang nhắm đến mục tiêu này có Vùng Lãnh thổ phía Bắc, miền trung và tây bắc New South Wales, Cairns ở phía bắc Queensland và Warrnambool ở Victoria.

Tuy nhiên, các bộ trưởng ngân khố của các tiểu bang và vùng lãnh thổ dự cuộc họp nói trên ở Canberra đều tập trung vào một vấn đề cốt lõi nhất, đó chính là hạ tầng cơ sở.

Chính phủ tiểu bang Queensland đã không ngần ngại tấn công chính phủ liên bang khi phát biểu rằng, chính phủ liên bang đã không hỗ trợ thích đáng cho dự án cơ sở hạ tầng đường sắt mới băng qua sông ở phía đông nam Queensland.

Bộ trưởng Ngân khố tiểu bang Queensland, Jackie Trad cho biết, tại thời điểm này, chính phủ liên bang chỉ ‘nói suông’ là chính.

“Đây không phải là cuộc đối thoại thực sự trừ khi chính phủ liên bang nghiêm túc hơn trong việc tài trợ cho hạ tầng cơ sở. Và thật lòng mà nói, từ kinh nghiệm của Queensland, chúng tôi biết rằng, chính phủ liên bang không quan tâm đến việc tài trợ nói chung cũng như tài trợ cho các dự án hạ tầng cơ sở nói riêng. Vì vậy, cho đến khi họ nghiêm túc trong chuyện đó, tôi sợ rằng, với họ, đây vẫn chủ yếu chỉ nằm ở lời, nói không có mấy hành động” – bà Trad nhấn mạnh.

Không giống với chính phủ của đảng Lao động ở tiểu bang Queensland, chính phủ tiểu bang New South Wales ở cùng phe chính trị với chính phủ liên bang đương nhiệm.

Vậy nhưng, chính phủ tiểu bang này không phải không có những lời phàn nàn với các ông Frydenberg, Tudge và các đồng sự của họ.

Bộ trưởng Ngân khố New South Wales, Dominic Perrottet nói rằng, tiểu bang của ông cũng không nhận đủ tiền đầu tư về cơ sở hạ tầng từ chính phủ liên bang.

Và không chỉ vậy, ông Perrottet còn nghĩ rằng, chính phủ liên bang đang đầu tư một cách không công bằng giữa các tiểu bang.

“Chính phủ liên bang nhận được nhiều ích lợi từ việc nhập cư, nhưng chính các tiểu bang như New South Wales lại phải bỏ tiền ra. Vì vậy, những gì chúng tôi muốn thảo luận là, trong việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở, New South Wales cần được đối xử công bằng hơn trên cơ sở bình quân đầu người. Chúng ta có thể thấy rằng, những người thọ thuế ở New South Wales đang phải tiếp tục hỗ trợ các tiểu bang khác, như Queensland, nơi không đưa ra chương trình cải cách gì cả. Và chúng tôi nghĩ, khi nói đến thuế giá trị gia tăng, đề cập đến đầu tư hạ tầng cơ sở, các tiểu bang có nhiều chính sách cải tổ hơn cần được hưởng lợi nhiều hơn. Và khi đó, các tiểu bang sẽ được khuyến khích và bắt tay vào cải tổ”- ông Perrottet này tỏ.

Ngay cả khi chính phủ liên bang chỉ có ngân quỹ hạn chế, vấn đề người nhập cư và yêu cầu của các tiểu bang và vùng lãnh thổ sẽ vẫn được tiếp tục đặt ra.

Xem ra, những tranh cãi này vẫn chưa có hồi kết, ít nhất là trong thời gian tới.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.