RSS

Các lãnh đạo thế giới than phiền tại Đại hội đồng LHQ

20:00 29/09/2018

Cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hợp Quốc - và những tin tức trong đó- không thể tránh khỏi việc xoay quanh sự hiện diện của vị Tổngthống Hoa kỳ Donald Trump lần này. Tuy nhiên, sau ngày đầu của cuôc họp với những lời khoe khoang của Trump, nhiều nhà lãnh đạo cũng đứng trước Đại Hội đồng LHQ để nói với công chúng những giận dữ, hy vọng và các vấn đề của họ.

Tổng thống Donald Trump đã quen với việc chi phối sự chú ý bất cứ nơi nào ông đến.

Và một ngày sau khi khiến cử tọa bật cười với việc khoe khoang thành tích của mình trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, tổng thống Hoa Kỳ đã quay trở lại tổ chức quốc tế tiếp tục phát biểu.

Ông Trump, người đã liên tục nỗ lực ngăn chặn cáo buộc rằng cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 có sự can thiệp của Nga đã giúp ông giành chiến thắng, lại là người đưa ra cáo buộc can thiệp lần này.

Ông đã nói rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Trung Quốc đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của Hoa Kỳ cho Quốc hội, nhằm gây hại cho ông vì quan điểm của ông về thương mại.

"Thật đáng tiếc, chúng tôi thấy rằng Trung Quốc đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2018 sắp tới , diễn ra vào tháng 11, chống lại chính quyền của tôi. Họ không muốn tôi hoặc chúng tôi giành chiến thắng, vì tôi là tổng thống đầu tiên từng thách thức thương mại với Trung Quốc. Và chúng tôi đang chiến thắng ở mọi cấp độ. Chúng tôi không muốn họ gây rối hoặc can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới của chúng tôi."

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này.

Ông Trump cũng đã bị tấn công khi chống lại Iran, và Tổng thống Yemen là ông Abed Rabbo Mansour Hadi sẵn sàng ủng hộ ông.

Ít nhất 10.000 - và có thể gần 50.000 người - đã chết trong cuộc chiến ở Yemen, nơi chính phủ cáo buộc Iran tài trợ cho phiến quân Houthis và cung cấp vũ khí, tên lửa và nguồn lực chuyên môn.

Ông Hadi đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây áp lực để Iran ngừng can thiệp.

"Lực lượng dân quân Houthi đã sử dụng tất cả các hình thức bạo lực để phá hủy xã hội và tạo sự thù địch trong chúng tôi. Đó là một nhóm đã bỏ qua lòng trung thành của mình, như là sự mang ơn với Iran và Hezbollah.Vì vậy, tất cả những nỗ lực hòa bình được thiết lập với nhóm này đều thất bại, mặc cho những nỗ lực của chúng tôi và những nhượng bộ to lớn để thiết lập hòa bình ở Yemen. Nhận thức điều này, tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế gánh vác trách nhiệm bằng cách gây áp lực để Iran phải ngừng can thiệp vào Yemen và hỗ trợ các lực lượng dân quân Houthi nhằm mục đích buộc họ phải tuân theo các nghị quyết quốc tế và những nỗ lực hòa bình."

Iran phủ nhận cáo buộc đó.

Chủ tịch Nam Hàn Moon Jae-in đã cảm ơn ông Trump vì vai trò của ông trong nỗ lực hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

Ông Moon nói với Đại hội đồng rằng ông và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đang tìm kiếm một giải pháp lâu dài cho những vấn đề gây khó khăn cho bán đảo trong gần 70 năm qua.

 "Chủ tịch Kim Jong-un và tôi đã loại bỏ cái bóng của chiến tranh và cùng giải quyết để mở ra một kỷ nguyên hòa bình và thịnh vượng. Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên, hai bên đã đồng ý làm việc để đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên , chấm dứt các mối quan hệ thù địch và thiết lập một chế độ hòa bình vĩnh viễn. "

Một trong những điểm nóng của thế giới là Afghanistan, và Người đứng đầu Hội đồng Bộ trưởng của Afghanistan Abdullah Abdullah đã nói với Đại hội đồng rằng chính phủ đang tìm kiếm hòa bình thông qua Kế hoạch Hành động vì Hòa bình và Đoàn kết Afghanistan Pakistan.

Nhưng ông ít hy vọng hơn, khi nói rằng các nước láng giềng, bao gồm Pakistan, đã khiến Afghanistan thất vọng

trong cuộc chiến chống khủng bố,

Ông Abdullah đã nói với Liên hợp quốc rằng đất nước của ông sẽ không bỏ cuộc cho đến khi có hòa bình.

"Nhiều lần, chúng tôi đã cam kết đối thoại vô điều kiện trong nội bộ Afghanistan nhằm khôi phục lại tất cả các quyền và đặc quyền của những người đồng ý chấm dứt chu kỳ bạo lực. Chúng tôi thậm chí đã thông báo ngừng bắn đơn phương hồi đầu năm theo thỏa thuận bởi người Taliban trong thời gian ba ngày và cho người dân Afghanistan một cái nhìn thoáng qua về những gì hòa bình có thể đem lại cho họ cảm nhận được. Thật không may rằng, các kế hoạch không liên quan đã ngăn cản chúng tôi lặp lại đợt ngừng bắn thứ hai gần đây. Nhưng chúng tôi sẽ không ngừng lại. CHúng tôi sẽ bỏ phiếu để theo đuổi những gì đúng dắn và có thể đạt được."

Thủ tướng mới của Ý Giuseppe Conte đã sử dụng bài phát biểu của mình để kêu gọi châu Âu và các nước khác chia sẻ trách nhiệm chấp nhận những người tị nạn chạy trốn khỏi Trung Đông và châu Phi.

Ông nói rằng gánh nặng không thể rơi vào mỗi quốc gia của ông.

 "Hiện tượng di cư mà chúng ta đang đối mặt đòi hỏi một sự phàn hồi có cấu trúc, đa cấp , ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ toàn bộ cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở đó chúng tôi hỗ trợ một bộ phận nhỏ trên toàn cầu những người tị nạn di cư..."

Nhưng đại diện cho Châu Phi, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta có một vấn đề lâu dài để tranh cãi.

Ông nói châu Phi đơn giản là không được đại diện một cách thích hợp tại Liên hiệp quốc về Hội đồng Bảo An.

"Kenya tham gia với yêu cầu có hai ghế thường trực cho Châu Phi với quyền và đặc quyền của các thành viên hiện tại, bao gồm quyền phủ quyết cũng như các ghế bổ sung không thường trực. Như chúng ta đều biết, Phi Châu không có đủ người đại diện trong thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An và chúng tôi không có một đại diện nào trong thành viên thường trực. Sự bất công lịch sử này đã dẫn chứng rõ ràng cho hệ thống khập khiễng đã duy trì một mô hình quản trị độc quyền làm tăng khoảng cách tin cậy giữa các quốc gia. "

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.