RSS

Các yếu tố khiến di dân không muốn định cư ở vùng nông thôn Úc

09:00 11/12/2018

Các con số từ Bộ Di Trú cho thấy chỉ có 1 trong 8 di dân mới đến Úc hiện định cư bên ngoài Sydney và Melbourne.

Kết quả hình ảnh cho Các yếu tố khiến di dân không muốn định cư ở vùng nông thôn Úc

Với việc thiếu hụt di dân có tay nghề tại các địa phương và vùng quê, một cuộc nghiên cứu mới tại Queensland tìm cách xét xem các yếu tố chính yếu nào khiến di dân muốn sống tại hai thành phố lớn nói trên.

Một chương trình thử nghiệm của Đại học Trung tâm Queensland nói rằng, sự cô lập, chuyện thiếu các dịch vụ và các cơ hội giới hạn để gắn kết với những người có cùng nguồn gốc, là các lý do then chốt khiến những người di dân mới đến Úc, tìm cách tránh né việc định cư bên ngoài các thành phố lớn trên khắp nước.

Các con số cuả Bộ Nội Vụ cho thấy, chỉ có một trong 8 di dân mới hiện định cư bên ngoài Sydney và Melbourne, một hiện tượng nêu lên nhiều quan ngại về chuyện dân số gia tăng quá mức tại cả 2 thành phố.

Cuộc nghiên cứu của đại học Trung tâm Queensland nói rằng, các chính phủ tiểu bang lẫn liên bang cùng các nhóm cộng đồng sắc tộc, cần tìm các đường lối mới trong việc cộng tác lẫn nhau, để khuyến khích di dân định cư tại các địa phương và vùng nông thôn.

Trong khi cuộc nghiên cứu nhắm đến các vấn đề ảnh hưởng tại những địa phương Queensland, đồng tác giả là ông Julian Teicher, giáo sư về nhân dụng và các tài nguyên nhân lực tại Đại học Queensland, nói rằng đây là một khó khăn trên toàn quốc Úc.

“Đó không chỉ là chuyện thiếu các dịch vụ, mà thực sự là chính phủ tìm thấy thuận tiện hơn, khi định cư nhiều người tái các trung tâm đô thị, bởi vì họ nghĩ rằng những đòi hỏi của họ tập trung ở đó, vì vậy rất là tiện lợi.người di dân".

"Họ nói ‘Ồ vâng, nó dễ dàng để định cư tại các thành phố lớn rồi sẽ dọn ra sau đó’. Vâng, chuyện đó không đi theo con đường như vậy”, Julian Teicher.

Các con số thống kê của chính phủ cho thấy, trong năm 2016-2017, có hơn 120 ngàn di dân có tay nghề đến Úc, thì chỉ có hơn 10 ngàn người thuộc các Chương trình Bảo Trợ Di Dân tại Địa phương.

Con số định cư tại các vùng không đáp ứng nhu cầu, với bản phúc trình cho thấy giới chủ nhân quá lệ thuộc vào số di dân tạm thời từ ngoại quốc để đảm đương công việc cần thiết, bao gồm cả các du khách ba lô, những người làm việc trong thời gian nghỉ hè và những người dân hải đảo Thái bình Dương làm việc theo mùa.

Giáo sư Teicher nói rằng, một phần của vấn đề là có nhiều di dân có những định kiến về cuộc sống ở ngoài các thành phố lớn, ông cho rằng các ý kiến đó có thể đúng thế nhưng lại sai lạc trong nhiều trường hợp khác.

Phúc trình cho thấy những ý niệm chung bao gồm cuộc sống ở địa phương hay nông thôn đặc trưng là sự cô lập, rồi thái độ thiếu hoan nghênh những người mới đến, cùng việc thiếu cơ hội học tập, hệ thống điện thoại di động và internet không phủ sóng.

Giáo sư Teicher cho rằng, trong khi có một căn bản cho các quan ngại nói trên, thì vấn đề thực sự quả là phức tạp.

“Một trong các vấn đề khác, mà chúng tôi xác định là thiếu sự liên lạc về các cơ hội nữa".

"Đó không phải nói rằng, không có các khó khăn trong việc định cư các di dân, hay không có di dân định cư tại các thị trấn địa phương và rồi trôi giạt về các thành phố, thế nhưng tôi nghĩ đó là một vấn đề phức tạp, không chỉ là một chuyện duy nhất liên quan đến việc định cư”, Julian Teicher.

Ông cho biết rào cản trong việc xử dụng các di dân, mới đến các vùng địa phương và nông thôn, có thể bao gồm việc ít hiểu biết về các công việc, thiếu thông thạo ngôn ngữ, việc nhìn nhận tay nghề và giao tiếp giới hạn giữa di dân và giới chủ nhân.

Phúc trình đề nghị cuộc nghiên cứu trong tương lai, nên đề cập đến việc làm thế nào để các nhà lãnh đạo trong các cộng đồng di dân, có thể giúp đỡ những người mới đến, hội nhập vào các cộng đồng địa phương và xây dựng sự kết nối với giới chủ nhân, để khuyến khích di dân.

Ông Nick Tebbey là giám đốc của Hội đồng Định cư Úc châu, đại diện cho các cơ quan định cư người di dân, nói rằng có những bằng chứng cho thấy, các cộng đồng điều hợp với chủ nhân và chính phủ.

Thế nhưng ông cho rằng, những sáng kiến đó vẫn còn ở trong giai đoạn sơ khởi.

“Nhiều cộng đồng thực sự chỉ bắt đầu nghĩ đến vấn đề nầy hiện nay, vì vậy đó là một cách nhìn mới".

"Thế nhưng chắc chắn là nơi nào chúng ta thấy các cộng đồng và hội đồng địa phương cùng những người khác ủng hộ ý kiến nầy, chúng ta đã thấy một số câu chuyện thành công tuyệt vời, về các nơi họ có thể hỗ trợ cho những người Úc mới đến và sống ở nơi đó”, Nick Tebbey.

"Mới đây đi đến vùng miền tây của tiểu bang Queensland xa xôi, tôi không thể tưởng tượng chính tôi lại đến đó, không nói đến một số mới đến Úc và có lẽ không đủ khả năng về Anh Ngữ, họ tìm cách định cư tại một nơi mà trong nhiều trường hợp, hoàn toàn xa lạ với họ”, Scott Baum.

Các đề nghị khác bao gồm việc tổ chức các hoạt động văn hóa và những chương trình hỗ trợ tại các thị trấn, như một phần của chiến dịch phối hợp, để làm dễ dàng các quan ngại về các cơ hội giới hạn, cho di dân và con cái của họ.

Phúc trình cũng đề nghị, bạn bè và người thân đang sống tại Úc, có thể giữ một vai trò trong việc thu hút một khối lượng lớn lao di dân, đến một vùng đất đặc biệt nào đó.

Được biết thị trấn nhỏ bé Pyramid Hill ở phía bắc Victoria, là một thí dụ điển hình đã thu hút một cách thành công và hội nhập các di dân.

Có khoảng một ngàn người Phi luật Tân nay chiếm 1 phần 4 dân số của thị trấn, nhiều người làm việc trong ngành nông nghiệp tại địa phương.

Nhiều công nhân đã được thu hút đến đây, chỉ qua cách truyền miệng mà thôi.

Ông Tebbey cho biết, nay là thời điểm cho các chiến dịch giáo dục tốt hơn, để quảng bá cho việc di dân đến các vùng địa phương.

“Những gì chúng ta thực sự cần thêm nhiều nữa, cũng như đó là một số điều mà tôi nghĩ sẽ thực sự biến toàn thể câu chuyện nầy lên hàng đầu, đó là giáo dục và chiến dịch nâng cao nhận thức cho mọi người biết, về những gì sẽ gặp tại các vùng địa phương và nông thôn nước Úc".

"Vì vậy chúng ta sẽ gặp nhiều người với vị trí của họ, có thể ra những quyết định với nhiều thông tin hơn, về nơi nào họ có thể sống và cơ hội nào có sẵn nếu họ di chuyển đến đó”, Nick Tebbey.

Trong khi đó, giáo sư Scott Baum thuộc phân khoa Môi trường và Khoa học, thuộc Đại học Griffith ở Queensland cho rằng, bất cứ kế hoạch nào trong tương lai muốn thu hút công nhân, cần đề cập đến tính chất theo mùa của một số công việc trong nông nghiệp, vốn có thể ảnh hưởng đến công nhân với chế độ nhân dụng không được ổn định.

Ông cho biết, một khi một vùng nào được xác định là thiếu lao động với các dự án xử dụng nhân lực, thì các dịch vụ hỗ trợ nên tìm cách thu hút một số đông trước khi, chứ không phải sau khi, di dân đến Úc.

Ông cho biết, một cách thức để đề cập đến vấn đề, là chú tâm đặc biệt vào chiến dịch tuyển mộ, khi làm việc với các cộng đồng sắc tộc khác nhau.

Ngoài chuyện đó, Giáo sư Baum đề nghị các chính phủ, không nên xem nhẹ tầm quan trọng của tình cảm cộng đồng, của những người di chuyển đến một vùng đất mới.

“Tôi nghĩ cũng có vấn đề liên quan đến hệ thống xã hội, quí vị chỉ phải nhìn vào lý do vì sao những người nầy di chuyển đến các nơi đặc biệt, dù đó là di dân hay những người khác, đó là về hệ thống xã hội".

"Mới đây đi đến vùng miền tây của tiểu bang Queensland xa xôi, tôi không thể tưởng tượng chính tôi lại đến đó, không nói đến một số mới đến Úc và có lẽ không đủ khả năng về Anh Ngữ, họ tìm cách định cư tại một nơi mà trong nhiều trường hợp, hoàn toàn xa lạ với họ”, Scott Baum.

Hồi đầu năm nay, chính phủ liên bang đã phát động một kế hoạch, nhằm hướng 45 phần trăm các visa của di dân vĩnh viễn, theo đó buộc họ sống vài năm tại các khu vực địa phương, hay các tiểu bang nhỏ như tại Nam Úc.

Kế hoạch nói trên nêu nhiều vấn đề như, làm thế nào chính phủ có thể buộc di dân ở trong các vùng, mà không xảy ra các tranh chấp pháp lý, về việc giới hạn vấn đề tự do đi lại của họ.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.