RSS

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay

14:20 15/04/2018

Rất nhiều hành khách đi đi máy bay, đặc biệt là đi ra nước ngoài đã nhận lời chuyển hộ, cầm giúp qua cửa hải quan hay nhẹ nhàng hơn là xách hộ hành lý mà không lường trước được rằng việc làm tốt của mình đôi khi lại rước họa cho bản thân khi vận chuyển các chất cấm, cá biệt có người lĩnh án tử hình vì vận chuyển ma túy.

Rất nhiều hành khách đi đi máy bay, đặc biệt là đi ra nước ngoài đã nhận lời chuyển hộcầm giúp qua cửa hải quan hay nhẹ nhàng hơn là xách hộ hành lý mà không lường trước được rằng việc làm tốt của mình đôi khi lại rước họa cho bản thân khi vận chuyển các chất cấm, cá biệt có người lĩnh án tử hình vì vận chuyển ma túy.

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay - ảnh 1

Tội phạm thường ngụy trang ma túy và đồ cấm vào những vật dụng rất thông thường như: Khuy quần áo, thắt lưng hoặc đóng thành vỉ như thuốc tân dược… rồi tìm một hành khách đi cùng chuyến bay, vờ như mang đồ quá cân, năn nỉ nhờ cầm hộ một vài bộ quần áo. Ngoài ra, cũng có thể bị tội phạm lén thả ma túy, đồ cấm vào túi mà không hề hay biết.

Đến khi bị phát hiện, do không có người làm chứng sẽ khó tránh những rắc rối. Lúc này chỉ có thể chứng minh trường hợp hành khách là nạn nhân của bọn tội phạm ma túy tại sân bay quốc tế thông qua hình ảnh, clip ghi lại… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào camera sân bay cũng ghi lại được hết các hình ảnh này.

Vô tình “cầm giùm” 1,7 kg ma túy đội lốt “cá khô” khi qua Úc du lịch

Được bảo lãnh sang Úc du lịch và được nhờ cầm giùm cá khô, nhưng người phụ nữ xách giùm đồ đã bị tạm giữ do bên trong có 1,7 kg ma túy.

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay - ảnh 2

Ngày 10-7, TAND Cấp cao tại TP HCM đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử đối với bị cáo Nguyễn Thị Ron (SN 1964, quê Bến Tre) theo kháng nghị tăng án từ chung thân lên tử hình về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” của VKSND TP HCM.

Tuy nhiên, bị cáo Ron than mệt và yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng, đồng thời Ron chuyển từ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt sang kháng cáo kêu oan nên tòa đã hoãn xử.

Ron chính là kẻ đã nhờ chị Nguyễn Thị Đức Thạnh (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) xách giùm cá khô, đồ đạc sang Úc cho mẹ ruột; tuy nhiên, bên trong lại chứa 1,7 kg ma túy.

Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời

Ngày 18/4, TAND TP HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Pimtanatanasuk Kettawan (SN 1975, quốc tịch Thái Lan) tù chung thân về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.

Theo cáo trạng, chiều 20/4/2016, Kettawan nhập cảnh vào Việt Nam thì bị lực lượng hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện trong hành lý có chứa chất nghi ma túy giấu trong đế một đôi giày để trong va li. Lực lượng hải quan phối hợp với công an làm rõ số ma túy trong đế giày có trọng lượng 2,4 kg.

Quá trình điều tra, Kettawan khai nhận làm tài xế và hay tới các sòng bạc tại Campuchia nên quen một người đàn ông gốc Phi tên John, vào đầu năm 2016. Sau đó John thuê Kettawan vận chuyển hàng hóa từ Nam Phi về Thái Lan với tiền công 2.000 USD, tiền vé máy bay và chi phí ăn ở John lo.

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay - ảnh 3

Giữa tháng 4/2016, John đưa Kettawan 500 USD, bay sang Nam Phi. Tại đây, một nhóm người đã đưa cho Kettawan một đôi giày và một chiếc cặp yêu cầu mang về Thái Lan với lịch trình Nam Phi – Qatar – Việt Nam – Thái Lan. Khi Kettawan quá cảnh ở Việt Nam thì bị cơ quan chức năng phát hiện.

Mặc dù Kettawan khai không biết ma túy trong đôi giày và trong cặp nhưng Kettawan không chứng minh được người đàn ông đã thuê xách hàng nên bị cáo phải chịu trách nhiệm về lượng ma túy này. Kettawan đã phải trả giá cho sự cả nể của mình bằng bản án tù chung thân.

Lĩnh án tử hình vì xách giùm va ly lên máy bay

Ngày 17/4, TAND Cấp cao tại TP HCM mở phiên tòa phúc thẩm xét xử đã tuyên y án tử hình đối với bị cáo Phạm Trung Dũng (40 tuổi, Việt kiều Úc) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 24/8/2016, TAND TP HCM tuyên bị cáo Dũng án tử hình về tội danh như trên.

Theo án sơ thẩm, ngày 17/4/2013, Dũng cùng vợ con từ Úc về Việt Nam thăm gia đình ở quận Bình Thạnh (TP HCM). Trong thời gian này, một người đàn ông tên Kiên (không rõ lai lịch) nhờ mang 2 va li về Úc với tiền công là 40.000 đôla Úc thì Dũng nhận lời.

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay - ảnh 4

Đến ngày 16/5/2013, khi Dũng đang lưu trú tại một khách sạn trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1, TP HCM) Kiên chủ động liên lạc và mang 2 va li tới giao cho Dũng. Sau khi nhận đồ, Dũng mang về nhà ở quận Bình Thạnh.

Vào lúc 19h30 ngày 17/5/2013, khi Dũng làm thủ tục xuất cảnh về Úc, lực lượng hải quan sân bay Tân Sơn Nhất kiểm tra, phát hiện có 2 gói ny lon chứa gần 3,5 kg ma túy được quấn giấy bạc và ép mỏng vào xung quanh thành 2 va li. Quá trình điều tra và tại các phiên tòa, Dũng khai rằng không hề biết đó là ma túy mà chỉ xách giúp, vận chuyển hộ.

Tuy nhiên, quá trình điều tra cho thấy, trước đó, trong thời gian định cư ở Úc, Dũng đã 2 lần bị xử phạt hành chính tổng cộng 700 đôla Úc về các tội “Tàng trữ tài sản do người khác phạm tội mà có” và “Tàng trữ ma túy nguy hiểm”. Ngoài ra, Dũng còn bị phạt 1 năm tù về tội 7 lần đột nhập trái phép nhà người khác, tàng trữ ma túy, tàng trữ tài sản nghi trộm mà có.

Cầm hộ túi, cô gái ngoại quốc bị tử hình

Trước đó, ngày 21/3,TAND TP HCM xử sơ thẩm, tuyên án tử hình đối với bị cáo Srithambun Amawasri (SN 1985, quốc tịch Thái Lan) về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.

Theo cáo trạng, tối ngày 29/9/2014, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) phát hiện trong hành lý của Srithambun Amawasri có hai hộp nhang. Bên trong hộp chứa 12 ống đựng nhang, bên ngoài 12 ống đựng nhang có phủ lớp chất bột màu trắng nghi là ma túy. Kết quả giám định cho thấy, vật khả nghi trong vali của Amawasri là ma túy ở thể rắn, có khối lượng hơn 1kg.

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay - ảnh 5

Srithambun Amawasri khai nhận, vào tháng 6/2016, cô quen biết người tên Na (chưa rõ lai lịch) sinh sống tại Thái Lan và được Na thỏa thuận sẽ lo mọi chi phí đi du lịch cho Amawasri với điều kiện khi Amawasri trở về thì cầm giúp Na hộp quà của người bạn tặng. Làm được việc, Na sẽ sẽ trả công thêm cho Amawasri 200.000 bath.

Từ Thái Lan, Amawasri bay đến Brazil. Tại đây, Amawasri được một nam thanh niên đưa cho 2 hộp nhang và dặn không được mở ra. Trên đường đi, máy bay quá cảnh tại sân bay Abu Dhabi (các tiểu vương quốc Ả Rập) nhưng hộp quà đều không bị phát hiện. Khi quá cảnh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Amawasri mới bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.

Vào ngày 16/3/2017, một cô gái người Thái Lan khác là Pantimoong Narisara (28 tuổi) bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất vì giấu 10 bánh heroin trong hành lý cũng bị TAND TP HCM tuyên phạt án chung thân về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”. Sở dĩ Narisara thoát án tử hình vì đang nuôi con nhỏ dưới 3 tuổi.

Trước tình trạng nhiều người phạm tội vận chuyển ma túy một cách đáng tiếc chỉ vì giúp người khác mang đồ, chuyển quà qua đường hàng không, Phó Chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) Tống Lê Dân khuyến cáo:

“Khi tới sân bay, nếu không phải đồ của mình thì không được cầm. Một số người thân nhờ mang đồ về giùm cũng nên từ chối thẳng vì biết đâu trong đó có ma túy, rất có thể chuốc họa cho mình và gia đình”.

Phải làm gì khi bị bắt vì xách hộ hành lý có chứa ma túy?

Với các chuyến bay nội địa, việc xách hộ đồ trong khi không biết trong đó chứa ma túy liệu có phạm tội? Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng văn phòng Luật sư Interla (Hà Nội) cho rằng, trong thực tế không ít trường hợp vô tình bị trở thành nạn nhân, gặp rắc rối khi được nhờ xách hộ đồ ở sân bay hay cho người khác mượn xe họ gia cố lại xe để chứa hàng cấm vào đó…

Theo quy định tại Điểm 3.2, Mục II của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật Hình sự trong Điều 194 thì “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ôtô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác. Người giữ hộ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.

“Cầm hộ đôi giày, ngồi tù cả đời” với CẢNH BÁO “tàn đời” vì xách hộ hành lý khi đi máy bay - ảnh 6

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi “tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy”, người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý (là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).

“Như vậy, nếu như xách hộ đồ mà không biết trong đó có ma túy sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là lỗi cố ý. Ngay việc nhận xách đồ mà nhận tiền công nhưng không biết trong đó có ma túy cũng không có tội. Trừ khi mình biết người đó buôn ma túy và cố ý làm. Pháp luật cũng quy định, đã là tội phạm thì phải có thời gian chuẩn bị, thực hiện hành vi phạm tội và có hậu quả pháp lý xảy ra. Trường hợp vô tình thành nạn nhân mà bị cơ quan điều tra bắt, người cầm hộ chỉ có nghĩa vụ khai báo, cung cấp những thông tin mình biết chứ không có nghĩa vụ phải chứng minh”, Luật sư Trương Quốc Hòe cho hay.

Theo Báo pháp luật

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.