RSS

Cảnh báo phụ huynh Úc phim hoạt hình “xúi giục” trẻ em t.ự s.át

13:00 01/03/2019

Một bà mẹ ở Edinburgh vừa lên tiếng cảnh báo về trò chơi man r.ợ mang tên Momo sau khi phát hiện con trai mình có ý định t.ự s.át vì trò đùa xuất hiện trong game.

Theo lời Lyn Dixon, cậu con trai mới vừa lên 8 của cô – một trong số những nạn nhân mới nhất của game kinh dị “Momo Challenge” – trò chơi được cho là bản biến thể nguy hiểm hơn của “Thử thách cá voi xanh”, với mức độ ám ảnh và xúi giục người chơi tự sát tăng gấp nhiều lần. Vẫn giữ nguyên kịch bản như “cá voi xanh”, “Momo Challenge” săn lùng “con mồi” qua WhatsApp, Facebook, YouTube và các nền tảng mạng xã hội thông dụng khác.

Biểu tượng của game là gương mặt dị dạng đến đáng sợ của một cô gái, với mái tóc đen dài bết bát và đôi mắt lồi to như loài bọ, nhìn trừng trừng vào người đối diện.

Vẻ ngoài của Momo đủ khiến người ta chết khiếp, với đôi mắt vừa to vừa lồi và một nụ cười vặn vẹo quỷ dị.

Trước làn sóng phẫn nộ của cộng đồng, Link Factory, công ty chuyên dàn dựng kỹ xảo đặc biệt, đồng thời là “cha đẻ” của nhân vật ghê rợn này phủ nhận việc liên quan đến hiệu ứng tự sát đang lan truyền với tốc độ tên lửa do trò chơi mang lại trong thời gian qua.

Dixon cho biết sau khi nhìn thấy Momo trong các video trên YouTube, con trai cô trở nên rất sợ bóng tối và không dám ở riêng một mình. Cô khẳng định những trò chơi này đã xúi giục những đứa bé tự tổn thương bản thân.

Momo sẽ chủ động tìm đến nạn nhân thông qua WhatsApp và các trang mạng xã hội khác.

Chưa hết nỗi bàng hoàng, người mẹ tiếp tục chia sẻ: “Thằng bé cho tôi xem gương mặt gớm ghiếc đó trên điện thoại và nói rằng chính thứ này đã xui khiến nó vào phòng bếp, lấy dao ra kề lên cổ.”

“Chúng tôi đã cố trấn an con và nói rằng đó là trò quấy rối do những người xấu bày ra. Thế nhưng tôi thực sự rất sợ, điều này quá khủng khiếp.”

Trò chơi này hướng trẻ em đến con đường tự kết liễu mạng sống theo trình tự. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như tự làm hại mình, cô lập bản thân khỏi thế giới xung quanh, nó sẽ dần dà “thôi miên” trẻ về khát khao tự tử. Để rồi sau mệnh lệnh của kẻ điều khiển sau màn, trò chơi sẽ kết thúc bằng cái chết thương tâm của những sinh mệnh vô tư.

Dixon xót xa cho biết: “Con tôi rất sợ phải lên lầu, vì trên đó quá tối.”

“Thằng bé bị vây trong trạng thái hoảng loạn và không dám ngủ một mình. Chúng tôi đã phải cố hết sức để làm con bình tĩnh và cho nó biết rằng tất cả mọi thứ chỉ là giả, không có ác quỷ thực sự nào trốn gần bên nó hết.”

Người dân Tây Ban Nha cũng được cảnh báo tránh xa Momo.

Thời gian gần đây, Momo bị cáo buộc có liên quan đến cái chết của một bé gái 12 tuổi đến từ Argentina.

Hồi tháng 11, một người đàn ông Pháp đã đệ đơn kiện trò chơi lên Bộ Ngoại giao sau khi con trai ông tự sát.

Theo báo cáo của Văn phòng Công tố viên Bỉ vào tháng 11/2018, một bé trai 13 tuổi đã treo cổ tự tử sau khi chơi “Momo Challenge”.

Vợ chồng cô Dixon đã làm việc với ngôi trường nơi con đang theo học, nhằm cải thiện tính an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với internet.

Tuy nhiên, con trai cô vẫn còn chịu chấn thương tâm lý nặng nề bởi trò chơi trong suốt nhiều tháng. Dixon càng đứng ngồi không yên khi cậu bé nói với mẹ rằng Momo lại bắt đầu ám ảnh tâm trí mình thêm lần nữa.

Sau khi câu chuyện trên được một bà mẹ khác chia sẻ vào nhóm dành cho công dân Scotland trên Facebook, có rất nhiều phụ huynh khác hốt hoảng cho biết con cháu họ cũng đã tiếp xúc với trò chơi kinh dị này.

“Momo Challenge” đã dấy lên làn sóng lo ngại trong cộng đồng dân cư Scotland, sau khi bé gái 12 tuổi tự sát được chứng minh có liên quan đến trò chơi này.

Người bình luận đầu tiên cho hay cháu gái cô cũng bị xui khiến “hy sinh mạng sống” vì anh trai.

Dixon nói thêm: “Thật đáng sợ vì chúng ta không có cách nào kiểm soát hết nội dung mà trẻ tiếp xúc trên internet.

“Chắc hẳn bạn đã từng đọc qua tin tức về những vụ tự sát của trẻ em. Thật ra chúng ta đều biết lâu nay chúng phải trải qua cuộc sống khó khăn và áp lực ra sao.

“Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng tiếc này bắt nguồn từ phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Những thứ tồn tại trên đó thật kinh khủng, và chúng ta lại không sao kiềm chế được phạm vi phát tán của chúng.

“Dĩ nhiên chúng ta có thể kiểm tra và giới hạn hành vi của trẻ trên điện thoại, nhưng tôi không muốn làm vậy. Thứ ta không phát hiện được mới chính là mối nguy lớn nhất.”

Hiệp hội Quốc gia Phòng Chống Bạo hành trẻ em (NSPCC) Scotland cho biết: “Song song với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, có vô số game và ứng dụng mới xuất hiện mỗi ngày, đồng nghĩa với việc phụ huynh không có cách nào kiểm soát toàn bộ nội dung mà trẻ tiếp cận trên đó.

“Đó là lý do chúng tôi khuyến khích cha mẹ nên trò chuyện nhiều hơn với con mình về các ứng dụng và game này, cũng như cảnh báo trẻ về những hiểm họa tiềm ẩn mà chúng có thể gặp phải.

“NSPCC đã đề xuất bản hướng dẫn và khuyến nghị dành cho các bậc cha mẹ muốn hướng dẫn trẻ bảo vệ bản thân trên internet, cũng như Net Aware – ấn phẩm duy nhất của Vương quốc Anh dành cho phụ huynh về các ứng dụng mạng xã hội và game online.

Nguồn: Vietucnews.net

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.