Chiến lược "hái hoa làm mật" của quân đội Trung Quốc tại Úc
"Hái hoa ở nước ngoài để làm mật cho đất mẹ" là cách mà quân đội Trung Quốc đang làm để vượt qua các đối thủ phương Tây về mặt quân sự, theo nhận định của truyền thông Úc.
Theo tờ Sydney Morning Herald của Úc, năm 2009, công dân TQ có tên Wang Xiang Ke đến ĐH Quốc gia Úc (ANU) trong vai trò học giả tiến sĩ tham cứu (visiting PhD scholar).
Tuy nhiên, Wang không phải là sinh viên quốc tế bình thường, mà là một trong hàng ngàn học giả đang nổi được các trường ĐH của Úc săn đón.
Nhưng ai ngờ rằng, Wang lại được gửi tới đây bởi ĐH Công nghệ quốc phòng quốc gia (NUDT) thuộc quân đội TQ, để lấy chất xám phục vụ cho mục đích riêng của Trung Quốc, chứ chẳng phải chỉ để hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học Úc.
Sống 2 năm tại Canberra, Wang đã được đào tạo và làm việc trong lĩnh vực robot cùng trí tuệ nhân tạo (AI). Các tài liệu mà ông viết vào thời điểm đó cho thấy ông nghiên cứu "sự ổn định địa hình" dành cho các phi đội máy bay không người lái.
Nhưng quan trọng hơn là ông chỉ đến đây để tích góp kiến thức về phục vụ cho TQ. Theo tìm hiểu của báo Úc, NUDT từng tuyên bố tất cả sinh viên mà trường này gửi ra nước ngoài học tập đều phải trải qua công tác tư tưởng trước khi đi du học.
Các nhà khoa học như Wang được yêu cầu phải quay lại TQ đúng thời hạn sau khi học tập hoặc làm việc ở nước ngoài.
Một tờ báo của quân đội TQ từng tuyên bố rằng "100% các nhà khoa học được NUDT gửi sang nước ngoài học đều về nước đúng hạn, trở thành lực lượng nòng cốt trong các đơn vị".
Nhờ vào nguồn lực giỏi được đào tạo từ nước ngoài, TQ giờ không chỉ muốn đạt được mục tiêu sánh ngang với phương Tây, mà còn muốn vượt qua phương Tây về các lĩnh vực trong công nghệ quân sự như tên lửa, máy bay, rađa, và thiết bị không người lái.
Phát triển các thiết bị không người lái cho quân đội TQ chính xác là những gì Wang đã làm, sau khi đạt được kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu của ANU.
"Tác chiến không người lái là đỉnh cao điều khiển khi áp dụng trí tuệ nhân tạo. Chúng ta phải nhanh chóng thống lĩnh nó", Wang nói với phóng viên TQ hồi năm 2017.
Wang hiện là phó giáo sư tại NUDT. Nhiều thông tin của ông hiện giữ kín trước công chúng. Luận án tiến sĩ của ông cũng không được công bố, cho thấy nó có chứa các thông tin mật.
Câu chuyện của Wang chỉ là một trong số 2.500 nhà khoa học và kỹ sư được quân đội TQ chọn lọc để đi du học trong thập niên qua.
Hiện tượng này đã được tóm tắt trong một báo cáo của Viện chính sách chiến lược Úc (ASPI) gần đây có tên: "Hái hoa, làm mật: Sự hợp tác của quân đội TQ với các ĐH nước ngoài".
Báo cáo cho biết Mỹ, Anh, Canada, Úc và Đức theo thứ tự là những quốc gia hàng đầu có hợp tác nghiên cứu với quân đội TQ, với số lượng lớn các tài liệu có tác giả chung.
Vậy ai sẽ hưởng lợi? Trong trường hợp ông Wang, Úc sẽ thu về một vài tài liệu mà ông Wang viết khi ông còn nghiên cứu tại ANU. Còn TQ sẽ thu về một nhà khoa học - người đang nghiên cứu công nghệ mà một ngày nào đó có khả năng hạ gục chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm.
Việc mở cửa và hợp tác là thiết yếu đối với sự tiến bộ của khoa học. Nhưng như ông Steve Tsang, người đứng đầu Viện TQ SOAS ở ĐH London, nói: "Tiến hành nghiên cứu vì sự tiến bộ của khoa học không không phải là trách nhiệm chính của các nhà nghiên cứu trong quân đội TQ".
Nguồn: Tuoitre.vn
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.