Chính phủ Úc muốn kiểm duyệt thông tin người dùng công nghệ
Úc vừa trình một dự luật mới. Theo đó, một số cơ quan chính phủ có quyền yêu cầu các công ty công nghệ thông tin cung cấp thông tin riêng của khách hàng để phục vụ công tác điều tra, hoặc ngăn ngừa hành vi phạm tội, và khủng bố. Liệu dự luật này có xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân?
Bất kể việc thông qua các ứng dụng di động, máy tính, hay các trò chơi video, cách thức giao tiếp thông tin dường như là vô hạn.
Thường thì các tin nhắn được gửi đi dựa trên nền tảng khác nhau và được mã hóa để bảo vệ thông tin cá nhân của mỗi người.
Các đối tượng phạm tội cũng dựa vào hình thức mã hóa này để thông tin liên lạc với nhau, để qua mặt các cơ quan thực thi luật pháp.
Tổng trưởng An ninh mạng, Angus Taylor cho biết, pháp luật tại Úc đang thụt lùi so với thế giới. Vậy nên chính phủ phải tìm cách để khắc phục tình hình. Và dự luật mới lần này hứa hẹn sẽ giúp các ngành chức năng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm.
“Bất kể là phạm tội ấu dâm, khủng bố, buôn lậu hoặc tàn trữ thuốc phiện, tất cả đều sẽ bị bại lộ. Đây là lí do dự luật mới này ra đời, nhằm sớm phát hiện các hành vi phạm tội”
New federal laws will compel tech companies to unlock the encrypted messages of terrorists. (AAP)
Dự luật vừa được giới thiệu, hiện vẫn đang trong giai đoạn dự thảo. Theo đó, dự luật bắt buộc các công ty công nghệ viễn thông như Apple và Facebook hợp tác với cơ quan an ninh tại Úc.
Thậm chí các công ty này phải cung cấp thông tin được mã hóa trên điện thoại, máy tính và trên thiết bị định vị của người sử dụng.
Nếu các công ty không đáp ứng yêu cầu có thể bị phạt tiền lên tới 10 triệu đô la.
Tuy nhiên, theo ông Tim Norton, từ Trung tâm Tác quyền Kỹ thuật số, thì dự luật mới đặt nặng vấn đề thực thi pháp luật lên trên quyền riêng tư cá nhân. Ông nhấn mạnh:
“Tình huống mà chúng tôi muốn đặt ra đối với chính phủ là, ai sẽ có quyền truy cập thông tin những người bị chú ý, và việc đánh giá thông tin riêng của những người bị tình nghi như thế nào. Và ai có quyền truy cập bất trong bất cứ trường hợp nào”
Ông Fergus Hanson, từ Viện Chính sách Chiến lược Úc cho rằng, dự luật mới này nhắm đến những mục tiêu cụ thể. Vậy nên, để luật đi vào thực tế thì cần phải có một số điều chỉnh cho phù hợp.
“Thay vì cố gắng để mã hóa thiết bị đầu - cuối, chúng ta nên cung cấp một cách thức tiếp cận phù hợp hơn để theo dõi mục tiêu. Như vậy sẽ tốt hơn, vì không ảnh hưởng quyền riêng tư của tất cả mọi người. Theo cách này, tôi thấy sẽ dễ thực hiện hơn so với những gì được nêu trong dự luật kể trên”
phải cung cấp thông tin được mã hóa trên điện thoại, máy tính và trên thiết bị định vị của người sử dụng."
Chủ tịch Hội đồng Luật pháp Morry Bailes thông tin thêm, mặc dù ông chưa đọc tất cả các văn bản của dự luật, thế nhưng ông đã nhìn thấy những dấu hiệu tốt, hứa hẹn dự luật sẽ sớm trình lên quốc hội xem xét.
Ông Morry còn cho biết, ông sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ban hành luật mới này.
“Dự luật này cần phải được khuyến khích, bởi vì dựa vào cơ chế giám sát này, những người thực thi pháp luật có quyền truy cập dự liệu cá nhân được mã hóa. Điều này rất quan trọng và cần phải được giám sát, không chỉ riêng quốc hội, mà cả ngành tư pháp”
Hiện tại, Chính phủ đã liên lạc với công ty Facebook và Google để giới thiệu dự luật mới này.
Phía các công ty đã trích dẫn một tuyên bố của nhóm ngành công nghiệp kỹ thuật số. Tuyên bố cho rằng:
"Phương châm của chúng tôi là bảo vệ sự riêng tư của khách hàng, những người sử dụng dịch vụ của chúng tôi và ủng hộ công nghệ mã hóa của chúng tôi... Chúng tôi đánh giá cao hành động thiết thực của các chính phủ trong việc bảo vệ an toàn cho chúng tôi. Và chúng tôi cũng cũng sẽ phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật vì sự an toàn của tất cả mọi người”
Nếu mọi chuyện diễn ra suông sẻ, dự luật mới này sẽ được giới thiệu trước quốc hội trong năm nay.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.