RSS

Úc: Chọn không đúng loại thẻ tiền du lịch, bạn có thể mất một khoản phí khổng lồ

14:00 16/07/2018

Khách du lịch Úc đang có thể bị tính nhiều khoản phí không ngờ tới nếu chọn nhầm loại thẻ khi ra nước ngoài, và nó thậm chí còn tốn nhiều tiền hơn cả chí phí của chuyến đi.

Đó là cảnh báo từ trang web so sánh tài chính Mozo.com.au. Nghiên cứu của họ cho thấy người Úc có thể phải trả hơn 1,000 đô phí ngân hàng tùy thuộc vào loại thẻ tiền du lịch (travel money card) họ chọn.

Các chuyên gia ngân hàng của công ty này đã phân tích 314 sản phẩm thẻ tiền du lịch từ 89 nhà cung cấp, và nhận thấy rằng thẻ du lịch trả trước thường mang tới giá trị tốt nhất cho tiền so với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

Giám đốc Mozo, bà Kirsty Lamont cảnh báo khách du lịch phải đặc biệt cảnh giác với phí hàng năm có thể được tính trên thẻ.

"Một chiếc thẻ tín dụng du lịch có thể rất hấp dẫn khi lên kế hoạch cho một chuyến đi nước ngoài, đặc biệt là khi bạn có thể có bảo hiểm du lịch và có một vài điểm bay thường xuyên của các hãng hàng không", bà Lamont nói với news.com.au.

"Quan trọng là đừng sa vào những chiêu tiếp thị khéo léo - một số thẻ tín dụng du lịch có phí hàng năm rất cao, thậm chí có thể chi trả được một chuyến đi khứ hồi tới Fiji."

Chi phí chuyển đổi ngoại tệ cũng có thể nhanh chóng tăng lên, cùng với phí giao dịch ở nước ngoài và phí ATM.

"Du khách nên luôn luôn đề phòng với phí hàng năm vì đây là thứ có thể khiến bạn thực sự mất nhiều tiền, và hãy luôn để mắt đến tỷ giá hối đoái về giao dịch ở nước ngoài, có thể dao động từ 0 đến 5% với thẻ ghi nợ và 0 đến 3.65% đối với thẻ tín dụng,” bà Lamont nói.

“Phí giao dịch ở nước ngoài và phí ATM cũng có thể khiến bạn tốn nhiều tiền. Nếu bạn book tất cả mọi thứ, từ chuyến bay đến chỗ ở cho đến bữa tối bằng thẻ tín dụng du lịch của bạn, những khoản phí đó thực sự có thể tăng dồn lại. Thẻ tín dụng du lịch với chi tiêu 10,000 đô có thể phát sinh chi phí từ 0 đến 1,089 đô, đó là mức chênh lệch khá lớn”.

Chưa kể là một số công ty còn tạo ra các chi phí liên quan đến việc sử dụng thẻ, và rất phức tạp nên ngay cả những khách du lịch hiểu biết cũng sẽ bị nhầm lẫn.

Năm ngoái, người dùng Twitter James Cridland đã chia sẻ về trải nghiệm sử dụng thẻ du lịch của anh. Anh đã đính kèm liệt kê chi tiết sử dụng thẻ, và phí của nó cao hơn 87 đô so với nếu anh chỉ sử dụng thẻ ghi nợ. Anh đã yêu cầu được hoàn lại tiền, và cuối cùng sau đó đã nhận được.

Một người tiêu dùng khác đã đăng trên Twitter để thể hiện sự bối rối của mình về các thay đổi về phí trao đổi: “Ngân hàng St George, tôi kiểm tra tỷ giá hối đoái đô để đổi bảng Anh trên internet và nó là 0.56. Tôi đến ngân hàng và lại là 0.58, tại sao vậy? Sau đó, họ tính cho tôi một khoản phí 10.50 đô, cứ như là lừa đảo tiền vậy.”

ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC LOẠI THẺ KHÁC NHAU

• Thẻ tín dụng. Theo nghiên cứu của Mozo, loại thẻ này rất tuyệt vời cho những người muốn mua nhiều hàng ở nước ngoài, kiếm điểm thưởng hoặc tận dụng bảo hiểm du lịch miễn phí. Tuy nhiên, nó cũng có những nhược điểm, bao gồm phí khi sử dụng ATM để rút tiền, phí hàng năm có khả năng rất lớn và cũng gặp trường hợp biến động tỷ giá hối đoái giảm.

• Thẻ du lịch trả trước. Thẻ này cho phép bạn khóa tỷ giá hối đoái trước khi khởi hành. Tuy nhiên, nhược điểm của loại thẻ này là đồng tiền của các quốc gia nhỏ có thể không được hỗ trợ và bất kỳ khoản tiền còn lại nào của loại tiền đó cần phải được đổi lại thành đô la Úc khi bạn quay trở lại.

• Thẻ ghi nợ. Một số thẻ ghi nợ có lệ phí rút tiền hoặc rút tiền ATM nhỏ hoặc không có, với tiền chỉ được chuyển đổi thành đồng tiền của nơi đó khi bạn sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của thẻ này bao gồm các biến động giảm về tỷ giá hối đoái và tiền đặt cọc khách sạn, và sẽ có thể mất vài ngày để được xử lý lại vào thẻ của bạn sau khi khách sạn hoàn lại tiền. Điều này đồng nghĩa với việc bạn thường cần nạp thêm nhiều tiền vào thẻ hơn mức cần thiết.

Vì vậy, công ty nào mang tới giao dịch tốt nhất? Mozo đã chọn HSBC trở thành Ngân hàng tiền du lịch tốt nhất, trong khi Bankwest là nhà cung cấp thẻ tín dụng du lịch tốt nhất trong năm thứ hai liên tiếp.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.