"Chứng lỡ loét do một loại vi khuẩn bí ẩn gây ra đang lan rộng tại Victoria"
Giới bác sĩ cảnh báo ở một số bệnh nhân, các vết loét nguy hiểm hơn và gây tổn hại nghiêm trọng.
Các bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh này sau khi số nạn nhân bị một loại vi khuẩn bí ẩn ăn thịt đang bắt đầu gia tăng một cách đáng ngại tại tiểu bang Victoria và gây ra chứng lỡ loét nghiêm trọng có tên là Buruli ulcer, tạm dich là chứng loét Buluri.
Dịch bệnh đang phát triển ở mức độ thế nào?
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tại Victoria với số bệnh nhân tăng một cách đáng ngại. Năm 2000 chỉ có hai bệnh nhân, năm 2016 có đến 182 trường hợp mắc bệnh, 2017 là 275 trường hợp, và từ đầu năm 2018 đến nay đã có đến 400 người khác bị loét Buluri.
Các bác sĩ cho biết dịch loét Buruli đang lan tràn trên các bán đảo Bellarine và Mornington của Victoria.
Bác sĩ Daniel O’Brien, người đang điều trị chứng nhiễm trùng này cho biết tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Ông nói trong chương trình A Current Affair hôm 14/11/2018:
"Đây là một trận dịch tệ hại nhất mà chúng ta từng thấy ở Úc, nó trở nên nghiêm trọng hơn và đang gia tăng ở mức đáng báo động. Ở một số bệnh nhân, các vết loét nguy hiểm hơn và gây tổn hại nghiêm trọng.”
Các chuyên gia cảnh báo giờ chỉ là vấn đề thời gian trước khi dịch bệnh tràn sang các tiểu bang và những vùng khác của nước Úc.
Một vài trường hợp mắc bệnh cụ thể
Cựu lực sĩ Olympian Neil Hewitt, 80 tuổi, cho trang mạng news.com.au biết, sau một buổi làm vườn, ông đã phải trải qua 15 cuộc phẫu thuật cánh tay trong suốt thời gian 3 tháng phải nằm viện và cánh tay bị lỡ loét đến mức thối rửa sau khi ông làm vườn. Có lúc đau đớn đến nỗi ông phải khẩn khoản bác sĩ hoặc cho ông thuốc ngủ mạnh, hoặc cắt bỏ hẳn cánh tay của ông để ông có thể thoát khỏi sự đau đớn đó.
"Đây là một trận dịch tệ hại nhất mà chúng ta từng thấy ở Úc, nó trở nên nghiêm trọng hơn và đang gia tăng ở mức đáng báo động. Ở một số bệnh nhân, các vết loét nguy hiểm hơn và gây tổn hại nghiêm trọng.” Bác sĩ Daniel O’Brien
Trong khi đó bà Bianca Ludowyke, một người mẹ hai con, 31 tuổi, ngụ tại vùng Tootgarook thuộc bán đảo Mornington kể với báo The Australian rằng lúc đầu bác sĩ chẩn đoán nhầm bà bị nhiễm độc vì nhện, bà yêu cầu họ thử nghiệm xem có phải bà bị chứng loét Buruli không, nhưng họ không làm, và còn bảo bà về nhà, vài tháng nữa không lành hễ nhập viện trở lại, khiến vết loét của bà càng lỡ lớn hơn.
Ngược lại một bệnh nhân khác là Isla thì được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức nên hiện nay cô chỉ còn bị một vết sẹo nhỏ trên tay mà thôi.
Triệu chứng bệnh loét Buruli
Đây là chứng bệnh phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Phi và thường có liên quan đến nguồn nước đọng.
Các loại động vật bản địa và thú nuôi trong nhà, gồm cả chó, mèo, possum và koalas đều có thể làm phát triển bệnh loét Buluri, nhưng vẫn chưa biết có phải chúng là nguồn lây bệnh hay không.
Việc lây nhiễm dường như xảy ra ở những tháng có thời tiết ấm áp, lúc đầu vết thương vì bị nhiễm trùng thường bị nhầm lẫn là vết cắn của côn trùng, nhưng sau đó da dẻ nạn nhân sẽ bị lở loét nghiêm trọng, và có thể mất khoảng 4 – 6 tháng mới phát bệnh với triệu chứng ban đầu là các vùng da bị sưng đỏ.
Chứng bệnh này có thể khuyết tật hoặc khiến bệnh nhân bị biến dạng.
Cách điều trị
Có thể dùng thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh loét Buluri, nhưng bệnh nhân phải tốn đến 14.000 đô la vì thuốc không được tài trợ và nhiều bệnh nhân có thể phải cần phẫu thuật thẩm mỹ.
Một cuộc nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa Úc hồi tháng tư năm 2018 cho biết các trường hợp mắc bệnh đang trở nên ngày một nghiêm trọng hơn và xảy ra ở nhiều khu vực, nhưng nỗ lực khống chế dịch bệnh đang gặp trở ngại vì các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được lý do khiến con người bị nhiễm bệnh.
Hiện các bác sĩ vẫn đang loay hoay tìm hiểu cách lây lan của loại vi khuẩn bí ẩn này trước khi có thể tìm cách ngăn chặn được chúng.
Họ đang làm các cuộc thử nghiệm xem loại vi khuẩn này có liên quan đến phân possum và muỗi hay không.
Lời khuyên
Như vậy khi bị vết thương như côn trùng cắn mà không rõ lý do, lại xuất hiện các vùng da sưng đỏ và bị lỡ loét thì quý vị nên đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.