RSS

Cô gái ngoại quốc ‘vạch trần’ 6 điều kỳ cục ở Việt Nam khiến cư dân mạng xôn xao

22:00 06/08/2018

Blossom O’Bradovich cho rằng Việt Nam là “đất nước của sự ngẫu nhiên” và ” không bao giờ buồn chán”.

Blossom O’Bradovich là một nữ phượt thủ mang hai dòng máu Anh và Mỹ. Cô bắt đầu đi du lịch thế giới từ năm 2015, với các quốc gia như Ấn Độ, Nepal, và các nước Đông Nam Á. Cho tới nay vẫn chưa có ý định dừng chuyến hành trình khám phá thế giới này.

Với vài tháng làm giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam, Blossom có thêm nhiều trải nghiệm và khám phá ra những điều kỳ lạ nơi đây. Cô vừa chia sẻ trên blog của mình “6 điều kỳ lạ ở Việt Nam”, thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Nữ phượt thủ Mỹ đã có khá nhiều trải nghiệm ở Việt Nam 

Blossom cho rằng “Việt Nam là đất nước của sự ngẫu nhiên”, sau khi đã nhìn thấy rất nhiều điều tưởng như sẽ không bao giờ xảy ra ở quê hương cô. Từ người đàn ông chở hàng trăm con gà trên một chiếc xe máy từng có lần suýt đâm vào cô, đến người phụ nữ ngồi xổm trước quán bia hơi, vừa nhìn cô vẻ cau có, vừa… ngoáy mũi.

Blossom nhìn nhận một cách tích cực rằng, cho dù bạn có gặp phải những trải nghiệm vui hay không vui, thì bạn cũng không bao giờ cảm thấy buồn chán ở đất nước này.

Dưới đây là danh sách 6 điều kỳ quặc ở Việt Nam theo góc nhìn của Blossom.

Bóp còi liên tục

Người Việt Nam bóp còi xe để nói rằng: “Xin chào, tôi đang đến đây!”, khác với người phương Tây chỉ bóp còi để tỏ ra khó chịu khi người phía trước đi quá chậm.

Người phương Tây bóp còi để yêu cầu: “Mau tránh đường”, còn người Việt Nam bóp còi để thông báo: “Tôi đang đi ngay đằng sau bạn đấy”, và mỗi lần bóp còi luôn kèm theo một nụ cười và một cái gật đầu.

Ngoài ra, việc lao vào giữa một dòng xe nhộn nhịp là hoàn toàn bình thường ở Việt Nam, bởi vì có quá nhiều xe cộ xung quanh. Thực tế là, không còn cách nào khác nếu muốn sang đường tại đây.

Blossom cho rằng, giao thông ở Việt Nam quá đông đúc, còi xe không có tác dụng ở đây. Vì thế cô nghi ngờ nhiều người đang nghĩ còi xe giống như phép màu

Nữ phượt thủ Mỹ “liều mình” sang đường ở Việt Nam

Có lần, anh xe ôm chở tôi đã dừng lại giữa đường, tắt máy, chỉ để sử dụng Google translate, và viết cho tôi một dòng tin nhắn ngụ ý nói ‘Cô thật xinh đẹp’, trong khi đằng sau đó là hàng loạt xe tải đang đi đến. Tôi thực sự hoảng loạn và nghĩ rằng chúng tôi sắp bị đâm chết tới nơi rồi. Nhưng như một điều kỳ diệu, mọi người tự rẽ sang hai bên để tránh chúng tôi. Điều này sẽ không bao giờ xảy ra ở phương Tây, nếu bạn làm điều tương tự ở Mỹ, bạn chắc chắn sẽ bị đâm chết.

Không có khái niệm về thời gian

Dường như tại Việt Nam không có khái niệm thời gian. Bất cứ khi nào tôi hỏi một người Việt về thời gian hoàn thành việc gì đó, hoặc bất cứ câu hỏi nào liên quan đến thời gian, không ai biết phải trả lời tôi thế nào. Cứ như là thời gian có ý nghĩa hoàn toàn khác ở Việt Nam vậy, và mọi người luôn cho rằng mọi thứ sẽ hoàn thành khi nó hoàn thành. Vì thế, với người phương Tây, khi đến đây chúng tôi buộc phải từ bỏ thói quen cứng nhắc về thời gian đã ăn sâu vào tiềm thức từ hồi mới sinh ra.

Về một khía cạnh nào đó, điều này cũng khá tốt, giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn. Nhưng đôi khi tôi cảm thấy vô cùng ức chế, ví dụ mỗi lần phải bắt một chuyến tàu. Khi tôi hỏi bao giờ tàu đến, người ta thường trả lời tôi rằng “Sắp rồi” hoặc “Đừng lo lắng”.

Một ví dụ điển hình, khi tôi đi dạy ở trung tâm tiếng Anh. Hàng tuần tôi đều nhận được một bảng thời gian biểu mà chẳng có ý nghĩa gì cả.

Nhiều buổi sáng, tôi đến lớp lúc 7 giờ đúng, bước vào lớp, giới thiệu bản thân và bắt đầu viết lên bảng, thì một nhân viên người Việt chạy vào và kéo tôi ra ngoài, nói rằng buổi học đã bị hủy. Nghĩa là tôi sẽ phải đi loanh quanh trong một tiếng để vào dạy lớp tiếp theo.

Tôi luôn nhận được thông báo về những thông tin quan trọng vào những phút cuối hoặc khi đã quá muộn, người ta chỉ đơn giản nói với tôi là “Đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi, bạn cứ đợi ở đây”, và tất cả mọi người đều cho rằng đây là chuyện nhỏ, việc của tôi là kiên nhẫn và chấp nhận.

Tôi cảm thấy rằng, giáo viên nước ngoài dường như không được tôn trọng, nhân viên người Việt có thể lôi chúng tôi đi khắp nơi, nói với chúng tôi rằng khi nào thì có thể làm việc mặc cho chúng tôi đã phải chờ đợi rất lâu. Trong khi đó, họ lại không muốn giáo viên nước ngoài có những thay đổi hay yêu cầu gì vào phút cuối.

Gu ăn uống ‘quái dị’

Người Việt Nam nổi tiếng với những món ăn không bình thường, đôi khi còn gây tranh cãi đối với khẩu vị phương Tây, ví dụ như thịt chó, thịt mèo, trứng vịt lộn, thịt rùa, thịt chuột, và thậm chí là thịt nhím. Ở Việt Nam, những món ăn này là vô cùng bình thường, nhưng đối với phương Tây, một số món thực sự gớm ghiếc.

Nếu đi dạo quanh các chợ ở đây, người ta có thể bắt gặp mọi thứ, từ sâu bọ đến đầu chó treo lủng lẳng trước cửa hàng, hay cà phê phân chồn.

Nữ phượt thủ Mỹ cho rằng những món ăn này khá kinh dị

Không có khái niệm về không gian cá nhân

Ở Việt Nam, tôi thường bị ai đó xen vào cuộc nói chuyện riêng, hoặc khi tôi đang đọc tin nhắn trên điện thoại, sẽ có một người bạn Việt Nam cứ lảng vảng xung quanh hoặc nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại của tôi khi tôi đang nhắn tin.

Và cũng đừng ngạc nhiên nếu một người Việt Nam lại gần chào bạn bằng một câu kiểu như: “Trông bạn hôm nay khỏe mạnh và béo tốt nhỉ!” Họ nghĩ đó là một lời khen.

Blossom cho rằng người Việt Nam rất yêu nước, vì chỉ trên một con phố ngắn mà có đến 10 lá cờ đỏ sao vàng được treo.

Thuốc lào

Ở miền Bắc Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc điếu cày được truyền tay nhau sau bữa ăn và mọi người lần lượt hút thuốc bằng dụng cụ này, họ tin rằng làm thế này thì thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt hơn. Lượng thuốc lá trong những chiếc điếu cày này có đủ nicotine để bạn ho khan và tay run rẩy suốt cả ngày.

Nữ phượt thủ Mỹ thử hút thuốc lào

Những ánh nhìn chằm chằm

Mỗi khi tôi bước xuống phố, kể cả những khu phố lớn như Hà Nội, tôi thường bị người dân địa phương nhìn chằm chằm rất lâu. Tại Ấn Độ, lượng khách du lịch nước ngoài ít hơn Việt Nam nhưng hành động này rất ít khi xảy ra ở đó.

Ở phương Tây, kiểu nhìn này thường bị coi là thô lỗ, nhưng tại Việt Nam, nhìn chằm chằm vào một người không bị coi là thô lỗ, mà chỉ đơn giản là tò mò.

Không chỉ có đàn ông mới hay nhìn tôi, mà còn cả phụ nữ nữa, nhất là khi tôi đi bộ buổi sáng. Đôi khi những ánh nhìn đúng là chỉ tò mò mà thôi, nhưng cũng có người nhìn chăm chú hơn, vì thế thỉnh thoảng tôi cảm thấy không thoải mái.

Nhiều lần, có người đang đi xe máy và dừng lại bên vỉa hè rồi quay đầu lại để nhìn tôi. Đôi lúc tôi cảm thấy mình như động vật quý hiếm trong vườn thú.

* Tất cả ảnh trong bài đều lấy trên blog của nhân vật 

Theo: Tiin.vn

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tiп ɱới пɦấł ʋụ 18 łɾẻ 2 – 6 łɦáпɢ łᴜổi ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19

Tɦôпɢ łiп łừ Sở Y łế Hà Nội ᵭêɱ 4/11 cɦo ɓiếł 18 łɾẻ ᵭộ łᴜổi łừ 2 – 6 łɦáпɢ ở ɦᴜyệп Qᴜốc Oɑi ᵭếп łɾạɱ y łế xã łiêɱ ʋắc xiп пɦưпɢ ɓị łiêɱ пɦầɱ ʋắc xiп ρɦòпɢ Coʋiɗ-19 Pfizeɾ.