Coles và Woolworths thử nghiệm biện pháp mới chống trộm cắp tại quầy tự thanh toán
Cả hai gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ tại Úc cho biết đều đang thử nghiệm các công nghệ mới để kiểm soát hành vi trộm cắp và quét mã hàng gian lận tại các quầy khách tự tính tiền.
Khi Woolworths mở cửa địa điểm mới nhất của mình ở Sydney hồi cuối tuần trước, gã khổng lồ bán lẻ này đã tiết lộ những ‘tính năng tương lai’ của cửa hàng, bao gồm một ‘robot an toàn’ chuyên lo dọn dẹp vệ sinh và thông báo cho nhân viên nếu nhận thấy các mối nguy hiểm, cũng như các camera giám sát mới lắp đặt ở các quầy tự trả tiền.
“Chúng tôi biết phần lớn khách hàng của chúng tôi đều đàng hoàng khi tự thanh toán các món hàng họ mua. Chúng tôi đang thử nghiệm các biện pháp bảo mật mới tại cửa hàng ở Gregory Hills – dành cho những người mua hàng không đứng đắn,” một phát ngôn nhân của Woolworths nói với The New Daily.
Đối thủ của họ, một gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ khác, Coles cũng đang thử nghiệm công nghệ chống trộm, lắp đặt camera và màn hình lớn hiển thị thời gian thực của người mua hàng quét mã từng mặt hàng, ngay phía trên quầy thanh toán tự phục vụ tại một số cửa hàng khắp Melbourne.
Người mua hàng chọn sử dụng dịch vụ tự thanh toán tại hệ thống siêu thị này sẽ tự thấy mình trong màn hình, và chuỗi siêu thị này hy vọng họ sẽ cân nhắc trước khi hành động.
Xác nhận với News Corp Australia, Coles có hơn tám triệu giao dịch tự thanh toán tiền mua hàng mỗi tuần. Và trong khi đó, “phần lớn khách hàng của chúng tôi làm điều đúng đắn, thật không công bằng khi một số ít người có thể trốn thoát khi làm điều sai trái”, một phát ngôn nhân của Coles cho biết.
“Cũng như một số nhà bán lẻ khác, chúng tôi làm việc với cảnh sát để giảm bớt hiện tượng trộm cắp ở các cửa hàng.
“Ngoài ra còn có các nhân viên an ninh bí mật được đào tạo trong các cửa hàng của chúng tôi trên toàn quốc và họ đã bắt hàng trăm người trộm cắp mỗi tuần và trình báo với cảnh sát.”
Trong khi các siêu thị và cửa hàng bách hóa lớn vẫn kín tiếng chuyện ăn cắp hàng hóa khiến họ chịu thất thoát thế nào trong lợi nhuận thì ước tính hành vi trộm cắp khiến các nhà bán lẻ ở Úc phải chịu thiệt $4.5 tỉ đô la mỗi năm.
Một cuộc khảo sát năm 2018 về người mua hàng của Canstar Blue cho thấy 7% đã đánh cắp một mặt hàng bằng cách không quét mã vạch để trả tiền, trong khi 9% thừa nhận đã quét mã một mặt hàng giá rẻ hơn.
Chuyên gia tâm lý tiêu dùng Billy Sung từ Curtin University cho biết, “từ góc nhìn của ngành kỹ nghệ này, mức độ nghiêm trọng của chuyện ăn cắp khi mua sắm và nhập mã sản phẩm không chính xác là khá cao”.
“Chuyện đó gây thiệt hại cho các siêu thị rất nhiều, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đưa ca các công nghệ để hạn chế những hành vi này.”
Tuy nhiên, Tiến sĩ Sung cũng cho biết việc sử dụng camera theo dõi khắp nơi trong quầy hàng có thể gặp nguy cơ phản ứng dữ dội từ người mua hàng.
“Người tiêu dùng hay có xu hướng nghĩ rằng họ thao túng. Mỗi khi chúng tôi cảnh báo hoặc thông báo cho người tiêu dùng rằng một cửa hàng bán lẻ đang sử dụng công nghệ giám sát, người tiêu dùng nhận thấy thương hiệu hoặc cửa hàng đang cố gắng điều khiển hành vi của họ.”
Có nhiều động cơ đằng sau chuyện người ta ăn cắp tại quầy thanh toán tự phục vụ, Gary Mortimer, chuyên gia ngành bán lẻ từ Queensland University of Technology cho biết.
“Đôi khi đó là sự là chuyện nhầm lẫn. Ví dụ như người mua hàng không biết sự khác nhau giữa táo red delicious, táo jazz, hay táo apple,” tiến sĩ Mortimer cho biết.
“Đôi khi đó là sự bối rối – họ chật vật mãi mà không quét mã được món hàng nên cứ vậy mà thảy nó vào túi.
“Đôi khi có một chút hành vi bù trừ - kiểu suy nghĩ nếu tôi phải chọn, tự đóng gói hàng hóa của mình và mang theo túi đựng hàng của mình, thì siêu thị nợ tôi.”
Bất kể động cơ nào thì người mua hàng từ nay có thấy các nhà bán lẻ lớn tiếp tục thử nghiệm các chiến lược khác nhau để “giảm thiểu tổn thất”, Tiến sĩ Mortimer nói.
“Hầu hết người tiêu dùng làm điều đúng đắn. Những người duy nhất cần quan tâm đến nó là những người đang làm điều sai trái.”
Một gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ khác, Aldi cho biết sẽ không đưa vào hoạt động dịch vụ tự thanh toán tiền hàng ở bất kỳ cửa hàng nào tại Úc. Tập đoàn bán lẻ đến từ Đức này cho biết ngay tại Úc, họ vẫn chọn ‘phương pháp nhanh gọn và trung thành’, băng chuyền dài hơn và có nhân viên ngồi tính tiền.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.