RSS

Thượng viện Úc hiện mở cuộc điều tra về việc lạm dụng tiền hồi môn

16:30 18/07/2018

Thượng viện Úc hiện mở cuộc điều tra về việc lạm dụng tiền hồi môn và mong muốn mọi người quan tâm lên tiếng, để đối phó với hậu quả vô cùng tai hại của tập tục nầy.

Đã có những lời kêu gọi của cộng đồng nhằm bãi bỏ thủ tục mang tính chất văn hóa, vốn bị đổ lỗi cho việc lạm dụng rộng rãi hủ tục nầy và đôi khi còn dẫn đến cái chết.

Một phụ nữ sinh ra ở Ấn độ, đồng ý nói chuyện với SBS với điều kiện tiếng nói của bà nầy được thay đổi.

Bà dự định chia xẻ những ký ức đen tối nhất trong cuộc hôn nhân lâu năm của bà, với cuộc điều tra về của hồi môn tại Úc.

Kết quả hình ảnh cho Cuộc điều tra về lạm dụng của hồi môn tìm kiếm các câu chuyện đau khổ của những người trong cuộc

Bà cho biết chuyện hồi môn gắn liền với cuộc hôn nhân của bà, dẫn đến sự lạm dụng khủng khiếp dưới bàn tay của người chồng cũ.

“Anh ta tiếp tục đánh đập, tra tấn tôi. Nhiều khi anh ta thường đánh tôi và yêu cầu phải có thêm tiển hồi môn, tôi chỉ biết khóc. Có lúc tôi chỉ muốn chết mà thôi, thế nhưng rồi tôi nghĩ đến cha mẹ tôi, gia đình tôi và lấy hết sức mạnh trả lời rằng, ‘Không, tôi không thể bỏ cuộc được”.

Truyền thống có tính cách văn hóa nầy đòi hỏi gia đình nhà gái phải trả cho người chồng tiền mặt, vàng bạc hay các quà tặng khác trong cuộc hôn nhân.

Ở Ấn độ, tập tục nầy đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật từ năm 1961.

Thế nhưng tại Úc, truyền thống nầy lại được xem là hợp pháp.

Các nhà phân tích cho rằng, cuả hồi môn là một nguyên do thông thường của các vụ bạo hành trong gia đình, trong số các di dân đặc biệt là những người đến từ tiểu lục địa Ấn độ ở châu Á và Phi châu.

Dân biểu tại Victoria là ông Julian Hill đặt nghi vấn về tập tục nầy vẫn còn xảy ra tại Úc.

“Tại sao chúng ta vẫn nhận được các tin tức về bạo hành trong gia đình, sát nhân, tự tử liên quan đến chuyện của hồi môn và lạm dụng về chuyện nầy?".

"Đây là một hủ tục mà hầu hết người dân Úc chẳng hề nhắc đến, là nó vẫn còn tôn tại và phát triển".

"Thật vậy, nó dường như gia tăng trong một số các cộng đồng mới đến Úc".

"Các tin tức thỉnh thoảng chúng ta nghe được, qua Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Bạo hành trong Gia đình Victoria và trong ít năm gần đây qua truyền thông, thì quả là kinh hãi”, Julian Hill.

Ông Julian Hill hiện tranh đấu để nước Úc có hành động toàn quốc chống lại hủ tục nầy.

“Có những bằng chứng cho thấy của hồi môn và việc lạm dụng không phải là các vấn đề giới hạn ở tiểu bang Victoria".

"Có các trường hợp khác được ghi nhận ở Sydney, Adelaide, Perth và không nghi ngờ gì tại những nơi khác trên nước Úc, câu hỏi là làm thế nào hệ thống di trú có thể dẫn đến việc lạm dụng của hồi môn như vậy, đối với việc đặt ra một cái giá cho người phụ nữ trong xã hội tân tiến của nước Úc nầy có chấp nhận được không, phần tôi thì không nghĩ nó chấp nhận được”, Julian Hill.

Được biết Hạ Viện Victoria bỏ phiếu đồng ý cần có luật lệ mới để bảo vệ cho các nạn nhân vào tháng 7 nầy.

“Vì vậy tôi hy vọng là chuyện điều tra sẽ mang lại các kết quả tích cực, luật lệ về hồi môn do nhiều người Ấn tự đặt ra tại Úc. Do sống tại nước Úc, nên họ sẽ không chịu đau khổ về chuyện nầy”, một phụ nữ gốc Ấn.

Luật nầy sẽ không cấm vấn đề hồi môn, thế nhưng thay vào đó nhắm vào việc xem xét các khiếu nại của nạn nhân một cách hữu hiệu hơn.

Một thành viên của Hội đồng thuộc Viện Luật pháp Victoria là bà Molina Asthana cho biết, Victoria hy vọng sẽ trở thành tiểu bang đầu tiên có luật lệ đối phó với sự lạm dụng về của hồi môn như vậy.

“Vấn đề thực sự là hiện nay vụ lạm dụng của hồi môn sẽ được nhìn nhận là một hình thức của tình trạng bạo hành trong gia đình".

"Vì vậy tôi nghĩ rằng việc đó mang đến sự hiểu biết khi tòa án hiểu rõ, cảnh sát cũng không còn xa lạ gì, thì làm sao việc nầy có thể dẫn đến chuyện bạo hành gia đình và sự cưỡng bách xảy ra trước và tiếp tục diễn ra sau hôn nhân trong rất nhiều năm trời".

"Hy vọng nước Úc là quốc gia đầu tiên nhìn nhận đây là một vấn đề và đối phó với chuyện nầy, cũng như làm gương cho các quốc gia còn lại trên thế giới”, Molina Asthana.

 Victoria là tiểu bang có gần 40 phần trăm cộng đồng người Ấn ở Úc.

Một số người trong cộng đồng cho biết, các trường hợp lạm dụng liên quan đến của hồi môn ít xảy ra và luật lệ hiện nay là đầy đủ.

Chủ tịch của Cộng đồng Người Ấn độ Úc tại Victoria là tiến sĩ Gurdip Aurora cho biết, ông chia xẻ quan điểm đó.

“Mọi trẻ em sinh ra ở đây sẽ không dính líu chi đến chuyện hồi môn".

"Nếu có ai đòi của hồi môn, tôi nghĩ rằng họ sẽ nó thẳng ra rằng ‘Xéo đi, chúng tôi chẳng lấy anh đâu’. Hồi môn là vấn đề xảy ra tận bên Ấn độ kìa, nó chẳng xảy ra ở đây được đâu”, Gurdip Aurora.

Thế nhưng chuyên gia tâm lý là bà Manjula O’Connor, vốn là sáng lập viên Trung tâm Úc-Á về Nhân quyền nói rằng, bà muốn cấm việc đòi hồi môn trên khắp nước Úc.

“Con số phụ nữ chịu đau khổ về chuyện nầy sẽ gia tăng do việc di cư từ tiểu lục địa Ấn độ qua Úc gia tăng".

"Đó là nhóm người lớn nhất trong số các di dân mới đến cá nhân nầy, vì vậy chúng ta cần bảo vệ các phụ nữ vốn luôn gặp rất nhiều nguy cơ trong cuộc sống”, Manjula O’Connor.

Các nạn nhân hiện được yêu cầu kể lại các kinh nghiệm về những vụ lạm dụng về thể xác, tài chính và tình cảm, qua các đơn gởi đến cuộc điều tra của Thượng viện về vấn đề nầy.

Một phụ nữ sinh đẻ tại Ấn độ mà tiếng nói của bà đã được thay đổi, nói với đài SBS rằng cuộc điều tra là quan trọng.

“Vì vậy tôi hy vọng là chuyện điều tra sẽ mang lại các kết quả tích cực, luật lệ về hồi môn do nhiều người Ấn tự đặt ra tại Úc. Do sống tại nước Úc, nên họ sẽ không chịu đau khổ về chuyện nầy”, một phụ nữ gốc Ấn.

Theo: SBS

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.