RSS

Cựu ngoại trưởng Julie Bishop bất ngờ “vạch trần” mặt trái đảng Tự do

09:00 26/09/2018

Cựu ngoại trưởng Julie Bishop đã công khai nhiều vấn đề nhạy cảm trên chính trường Úc. Bà Bishop đã chỉ ra những điều mà bà gọi là "vòng luẩn quẩn" trong nghị trường và một số vấn đề về cân bằng giới trong hàng ngũ đảng Tự do.

“Tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi từ những bộ trưởng đồng nghiệp, những người tỏ ra rất lịch sử khi hỏi lí do tại sao tôi không muốn giữ chức ngoại trưởng, và những gì đã xảy ra đối với Thủ tướng Malcolm Turnbull. Cũng có một số bình luận không hay về nước Úc, chẳng hạng như so sánh Úc là "Nước Ý vùng Nam Thái Bình Dương", hoặc "là thủ đô đảo chính của thế giới".

Trên đây là những phát biểu của dân biểu đảng Tự do Julie Bishop trong cuộc phỏng vấn trên truyền  hình đầu tiên, kể từ khi ông Malcolm Turnbull bị lật đổ ghế Thủ tướng.

Bà Bishop thậm chí còn đứng ra tranh cử và thất bại vị trí Thủ tướng, trước đối thủ lúc bấy giờ là tổng trưởng Ngân khố Scott Morrison.

Dân biểu Lao động Liên bang Andrew Leigh: "Nếu có nhiều nữ giới trong quốc hội sẽ giúp các cuộc tranh luận trở nên sôi động hơn."

Cựu Ngoại trưởng đã có buổi trò chuyện cởi mở về chính trị liên bang Úc châu. Theo đó, bà đã chỉ trích những hành vi "mờ ám" trong quốc hội, cũng như những việc làm "xấu xa" của một số thành viên. Phát biểu trên đài số 9, bà nhấn mạnh rằng nữ giới cần có nhiều đại diện hơn trong quốc hội.

“Bà có nghĩ là nếu việc cân bằng giới tính trong quốc hội điều chỉnh ở mức 50-50, sẽ thay đổi bản chất chính trị Úc? - Tôi tin là sẽ tạo nên sự khác biệt. Tôi đã từng là nữ nội các duy nhất, sau đó có 5 nữ đồng nghiệp khác gia nhập, và chúng tôi đã có tiếng nói hơn, tranh luận sôi nổi nhiều vấn đề”

Trên bình diện chung, dân biểu đảng Tự do có ít hơn 25% là phụ nữ. Trong khi con số này ở đảng Lao động là 1/2.

Năm 2015, đảng Lao động đã thông qua nghị quyết, đến trước năm 2025, sẽ tăng 50% số lượng nữ giới tham gia đại biểu quốc hội.

Katrin Garfoot, Julie Bishop

Katrin Garfoot and Foreign Affairs minister Julie Bishop meet in the course of Garfoot's post-cycling pursuits

Về vấn đề này, đảng tự do liên tục bị chỉ trích, vì Thủ tướng Scott Morrison đã chưa đặt ra bất kì hạn ngạch nào cho việc này. Bà Julie Bishop, ngoại trưởng nữ đầu tiên của nước Úc cho biết, không phải tất cả các dân biểu nam đều tài giỏi hơn nữ giới, đặc biệt trong hàng ngũ đảng Tự do.

“Có phải tất cả họ đều tài đức cả chứ? - Vâng, dĩ nhiên là anh có thể kiểm chứng từng người. Nhưng tôi tin rằng, mục tiêu là nên có một cơ chế phù hợp. Nó không chỉ là cơ chế, mà phải được thực hiện qua hành động nữa”

Andrea Carson, phó giáo sư ngành Chính trị học tại Đại học La Trobe ở Melbourne cho rằng, chỉ tiêu về giới tính chỉ đơn giản nhằm tạo ra sự cân bằng giới trong đại biểu quốc hội. Còn về tài đức, nếu so sánh giữa 2 giới sẽ không đủ thuyết phục dư luận.

“Tôi nghĩ anh chỉ cần nhìn vào đảng Lao động để thấy rằng, các nữ dân biểu đại diện họ trên thực tế đều có hạn ngạch rõ ràng. Về công đức, hãy nhìn vào một số nam ứng viên hoặc người đại diện của họ ở quốc hội, tôi không nghĩ rằng, người dân Úc sẽ nhìn nhận tất cả họ đều có tài”

Bà Julie Bishop cũng chỉ trích những hành vi càm ràm trong lúc chất vấn tại quốc hội. Một số nữ nghị sĩ đảng Tự do như Julia Banks, Ann Sudmalis và Luci Gichuhi cũng đã nhiều lần than phiền về hành vi bắt nạt, và tố cáo đây là một vấn nạn trong quốc hội.

Theo bà Bishop thì các chính trị gia thường được cho là phải có tính tàn nhẫn nếu muốn đạt đến đỉnh cao quyền lực.

“Tôi nghĩ đây là một tổn thất lớn về mặt hình ảnh cho các chính trị gia. Có rất nhiều vụ xúc phạm, hành vi xấu xa, gọi đích danh... và công chúng nghĩ rằng họ giống như là những đứa trẻ. Thật sự cách hành xử của họ chẳng khác trẻ con là mấy. Có thể nói, bà quá "hiền lành" trong lúc chất vấn, đúng không? - Không hẳn vậy, khi còn giữ chức ngoại trưởng và phó thủ lĩnh, tôi được đánh giá là người có khả năng công kích đối phương của mình”

Mới đây, khi được hỏi về phản ứng của các chính trị gia trong các phiên chất vấn, Thủ tướng Scott Morrison tỏ ra miễn cưỡng khi phát biểu về vấn đề này. Một phóng viên đặt câu hỏi về việc liệu Thủ tướng có sẵn sàng thực hiện thay đổi để có những cuộc tranh luận mang tính dân sự hơn, Thủ tướng không trả lời trực tiếp mà chuyển sang vấn đề về thời sự khác là dâu tây.

Dân biểu Lao động Liên bang Andrew Leigh (lee), cho rằng, nếu có nhiều nữ giới trong quốc hội sẽ giúp các cuộc tranh luận trở nên sôi động hơn. Phát biểu trên đài Sky News, ông Andrew nhấn mạnh, hiện Lao động đã đạt được mục tiêu này, và đảng Tự do cần phải noi theo.

“Nếu số lượng đại biểu nam và nữ trong lúc chất vấn thay đổi, quý vị sẽ thấy có sự khác biệt lớn. Ý tôi là tôi thật sự có cảm giác bị công kích, khi bên cạnh tôi, khoảng một nữa là nữ giới. Phía đối diện, cũng có rất nhiều nữ đại biểu. Chính điều này sẽ tạo nên sự khác biệt, khiến mọi người phải biết cân nhấc trước trong lúc chất vấn”

Thế nhưng lãnh đạo đảng Một quốc gia, bà Pauline Hanson cho rằng, những phát biểu của bà Julie Bishop nhằm muốn gây sự chú ý. Phát biểu trên kênh số 7, Thượng nghị sĩ Hanson khẳng định, nếu so sánh với những đại biểu nam, trong thời gian còn tại vị, cựu Ngoại trưởng Julie Bishop chẳng dám lên tiếng bất kì vấn đề gì trong lúc họp quốc hội.

“Tôi không tin những phát biểu của bà ấy. Đây là những phát biểu thiếu suy nghĩ. Bà ta là thành viên quốc hội. Bà ta tham dự tất cả các cuộc họp. Bà ta có phản ứng tiêu cực đối với tất cả, bởi vì bà ta không thể tiếp tục giữ chức phó thủ lĩnh đảng, không thể làm Thủ tướng. Giờ bà phải lui về hàng ghế sau. Và đưa ra những lời bình luận thiếu chiều sâu như thế này”.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.