Dạy trẻ phân biệt thế nào là đụng chạm không an toàn
Nhiều phụ huynh né tránh nhắc đến các bộ phận sinh dục vì nghĩ con còn quá bé. Nhưng làm vậy có thể khiến trẻ không dám thổ lộ nếu chẳng may bị lạm dụng.
Nếu chỉ dạy con về "mối nguy hiểm của người lạ", trẻ có thể không hiểu mà tránh xa kẻ xấu. Vì vậy, bố mẹ phải giúp con phân biệt để có phản ứng phù hợp và thông báo kịp thời trước khi mọi thứ không thể kiểm soát.
Dưới đây là 7 bước cần thiết giúp bảo vệ con bạn.
Trò chuyện để con hiểu hành động nào là không đúng
Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện với con ở một nơi yên tĩnh để không bị quấy rầy. Bạn có thể nắm tay con hoặc ngồi cùng con trên một chiếc sofa dài, ngồi dưới sàn nhà để đứa trẻ cảm thấy thoải mái.
Sau đó, hãy giải thích cho con điều như sau là không ổn:
- Chạm vào vùng kín của người khác
- Để ai đó chạm vào vùng kín của con
- Để ai đó yêu cầu con chạm vào vùng kín của họ
- Để ai đó yêu cầu con cởi quần áo hoặc quay video, chụp ảnh khi khỏa thân.
-Để ai đó cho con xem video hoặc ảnh người khỏa thân
Giúp con so sánh thế nào là đụng chạm an toàn và không an toàn
Giờ thì hãy yêu cầu con giải thích cho bạn hiểu thế nào là đụng chạm an toàn và không an toàn. Bằng cách này, bạn sẽ biết đứa trẻ hiểu được bao nhiêu phần mẹ nói. Tiếp tục đề nghị con lấy ví dụ về hai loại này.
Bạn cũng có thể đóng vai và hỏi con "Con sẽ làm gì nếu...?" hoặc "Con sẽ kể tên ai...?". Phải lấy ví dụ để con hiểu cái bắt tay, cái ôm từ người con tin tưởng, cái vỗ nhẹ vào lưng hay quàng vai là an toàn.
Nhưng sẽ là không an toàn nếu:
- Ai đó đe dọa làm tổn thương con nếu con kể về hành động của họ
- Ai đó yêu cầu không được nói với ai
- Ai đó ép con chạm vào người họ
- Cái đụng chạm khiến con lo lắng và sợ hãi
- Ai đó chạm vào con khiến con không thoải mái
- Hành động đụng chạm làm con đau
Giải thích đụng chạm an toàn cũng có thể gây tổn thương
Trẻ nhỏ thường có cảm xúc lẫn lộn nên dễ mô tả một hành động an toàn là không an toàn. Ví dụ khi bác sĩ - một người lạ chạm vào khiến bé bị đau. Hãy giải thích cho con hiểu hành động của bác sĩ như việc loại bỏ một cái dằm. Nó có thể làm trẻ đau và chảy máu, nhưng sẽ giúp con khỏe mạnh.
Bạn cũng nên nói với bé, đôi khi bác sĩ sẽ cần chạm vào vùng kín của con để kiểm tra sức khỏe. "Nhưng mẹ sẽ luôn ở bên đảm bảo con an toàn".
Dùng bikini để chỉ cho con chỗ nào người khác không được đụng vào
Nhiều người né tránh nói về bộ phận trên cơ thể với con vì nghĩ đứa trẻ còn nhỏ. Nhưng đây chính là lý do khiến tội phạm ấu dâm dễ bề lộng hành. Hãy cùng thảo luận về bộ phận riêng tư một cách lịch sự.
Việc bạn không nhắc đến chủ đề này có thể khiến con không thể phân biệt. Đôi khi, con bị lạm dụng nhưng không nói ra vì nghĩ như vậy là không nên, hoặc sẽ khiến trẻ gặp rắc rối.
Nếu không cảm thấy thoải mái khi nhắc tên các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể, hãy lấy bikini làm ví dụ. Giải thích với con rằng việc chạm vào các bộ phận của cơ thể mà bikini đã che được gọi là hành vi không an toàn. Nó sẽ giúp con dễ hình dung hơn mà bạn cũng không gặp khó khăn trong truyền tải thông điệp.
Giải thích việc bị đụng chạm không an toàn không cần bí mật
Hầu hết kẻ lạm dụng trẻ em sẽ yêu cầu đứa bé giữ bí mật. Con nghe lời vì nghĩ đó là lỗi của mình hoặc vì sợ kẻ xấu. Hãy bảo với con nếu ai đó yêu cầu con giữ im lặng thì phải nói ngay với bố mẹ hoặc nói với người con có thể tin tưởng. Điều quan trọng nữa là bạn phải đưa ra ví dụ để con cảm thấy mình có quyền hành động. Để giúp trẻ dễ hình dung, bạn cũng có thể cùng con nhập vai.
Giải thích với con chúng có quyền nói "không!"
Khoảng 70% những kẻ lạm dụng là người mà trẻ biết. Đó là lý do vì sao con khó hiểu thế nào là đụng chạm không an toàn, khi những người xung quanh là bạn bè, người thân. Chính cha mẹ đã khiến con tin tưởng nên việc đột ngột thay đổi sẽ làm đứa trẻ bối rối, sợ hãi và mẫu thuẫn.
Đây là lý do bạn nên nói với con chúng có toàn quyền nói, thậm chí hét lên "Không!", đối với bất kỳ hành vi nào trẻ thấy không an toàn. Luôn căn dặn con cơ thể do con sở hữu nên con có thể làm mọi thứ để bảo vệ nó.
Con có quyền:
- Nói không với ai con không muốn và không thích
- Bỏ chạy ngay lập tức khỏi kẻ đụng vào con. Đừng bao giờ ở một mình với người đó nữa.
- Nhờ giúp đỡ, thậm chí la hét
- Hãy tin vào bản thân, đó không phải lỗi của con, con không làm gì sai cả.
Cho bé kể tên người con có thể tin tưởng tâm sự nếu có ai đó đụng chạm không an toàn.
Yêu cầu con kể tên ít nhất năm người trẻ nghĩ có thể tin tưởng nếu chẳng may bị lạm dụng. Nếu bé không thể nghĩ ra, hãy gợi ý giúp con.
Ngoài ra, hãy nhắc con nên tiếp tục nói chuyện với mọi người về tình huống gặp phải cho đến khi có ai đó giúp đỡ, đừng bỏ cuộc.
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.