RSS

Đề xuất về hệ thống xét duyệt visa Úc kiểu "dịch vụ cao cấp cho người trả nhiều tiền" vấp phải nhiều chỉ trích

12:00 02/03/2018

Cảnh báo đã được đưa ra rằng có 3,000 việc làm và thông tin cá nhân đang đứng trước nguy cơ, theo đề xuất có thể bao gồm "dịch vụ cao cấp cho người nộp đơn có giá trị cao."

Kế hoạch tư nhân hóa hệ thống xin visa của Chính phủ Úc có thể bao gồm "dịch vụ cao cấp cho người nộp đơn có giá trị cao", khả năng tiếp cận khác nhau cho những người có khả năng chi trả nhiều hơn, cũng như "các dịch vụ giá trị gia tăng thương mại".

Hiệp hội Cộng đồng và Khu vực công đã cảnh báo những thay đổi này - lựa chọn ưu tiên của Bộ là tất cả các đơn xin cấp visa phải được quyết định thông qua một nền tảng trực tuyến - có thể khiến đánh mất 3,000 việc làm và gây nguy hiểm cho an ninh thông tin cá nhân của người dân.

Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton cho biết lý do căn bản của đề xuất này là hiện đại hóa hệ thống visa của Úc để đáp ứng số lượng đơn xin lớn và đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Đảng Xanh, ông Nick McKim, nói rằng đề xuất này có thể dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng về tính toàn vẹn của hệ thống visa Úc, và việc "tới Úc đã được đóng gói và bán cho nhà thầu trả cao nhất".

Trợ lý Bộ trưởng Di trú, ông Andrew Kefford, đã phác thảo chi tiết kế hoạch của Bộ nhằm đưa việc xin visa tới một "nền tảng kỹ thuật số toàn cầu" tự động.

Bộ Di trú đang tìm kiếm một đối tác trong khu vực tư nhân để thiết kế, xây dựng và vận hành một hệ thống nộp đơn xin và chấp thuận visa thương mại kiểu "người dùng trả tiền" với sự tham gia của con người bị hạn chế.

Ông Kefford cho biết việc tư nhân hóa và hiện đại hóa hệ thống visa sẽ là "cải cách quan trọng nhất đối với hệ thống nhập cư của Úc trong hơn 30 năm".

Các dịch vụ visa hiện thuộc phạm vi của Bộ Nội vụ mới thành lập. Úc tiến hành xét duyệt khoảng 9 triệu đơn xin visa mỗi năm, và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 13 triệu trong vòng một thập kỷ.

Hiện nay, có 1/4 số đơn xin visa là bằng giấy và một nửa trong số tất cả các quyết định được thực hiện thủ công.

Việc xét duyệt visa hiện khiến Chính phủ tiêu tốn "hàng trăm triệu đô la mỗi năm", nhưng Chính phủ dường như muốn làm cho việc "kinh doanh visa" của họ mang lại lợi nhuận theo hệ thống mới.

Theo mô hình "nền tảng kỹ thuật số toàn cầu", các đơn xin visa sẽ được thực hiện trực tuyến, và chính phủ muốn 90% - đặc biệt là các đơn xin ngắn hạn và đơn giản - sẽ được đánh giá và quyết định một cách tự động mà không có sự tham gia của con người.

Bộ sẽ duy trì kiểm soát các đánh giá an ninh, cũng như các đơn xin phức tạp, bao gồm visa ngoại giao hoặc cho người tị nạn.

Yêu cầu đầu tiên của Bộ về sự thể hiện quan tâm đến thị trường là tạo ra "nền tảng kỹ thuật số toàn cầu" để xử lý các đơn xin visa và phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều chức năng của Chính phủ sẽ được tư nhân hóa sau đó, bao gồm kiểm tra sức khỏe, đánh giá character hoặc tính xác thực (để xem các văn bản có hợp pháp hay không), cũng như thu thập và xác minh dữ liệu.

Công ty thắng thầu dự kiến ​​sẽ cung cấp "các kết nối giá trị gia tăng" để thương mại hóa quá trình xin visa như là một cách để "chia sẻ giá trị".

Chính phủ mong muốn quá trình tiếp thu máy móc và tự động hóa robot để tăng tỷ lệ đánh giá visa có thể được tự động hóa theo thời gian, để có thể tiết kiệm tiền.

Và những người xin cấp visa khác nhau, sẽ có thể chọn để thanh toán các khoản tiền khác nhau. "Người có giá trị cao" sẽ có thể tiếp cận với "dịch vụ cao cấp".

Yêu cầu chính thức của Chính phủ sẽ được đưa ra thị trường vào tháng 7/2018. Ông Dutton cho biết rằng quá trình đấu thầu sẽ mở cửa cho các công ty Úc và nước ngoài.

Ông Dutton cho biết đề xuất này là do nhu cầu hiện đại hóa, chứ không phải là mong muốn tư nhân hóa quá trình xét duyệt.

Thượng nghị sĩ Nick McKim cho biết Đảng Xanh của ông phản đối đề xuất này.

Nguồn: Báo Úc

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.