RSS

Di dân cao tuổi gặp bất lợi khi truy cập các dịch vụ trên mạng

10:00 09/09/2018

Đã có những lời kêu gọi nên giúp cho những di dân cao tuổi và gia đình của họ nhận được trợ giúp nhiều hơn trong dịch vụ chăm sóc cao niên.

Việc nầy theo sau một cuộc khảo cứu mới tìm thấy họ khó nhận được tin tức về quyền lợi và dịch vụ của họ so với trước đây rất nhiều.

Các tin tức được đăng tải trên trang mạng cộng với sự kiện thiếu khiến thức về kỹ thuật số là những nguyên nhân gây khó khăn cho các di dân mới đến Úc.

Phúc trình có tên là Đối phó với sự Khác biệt Dealing with Diversity, xác định dịch vụ chăm sóc cao niên đối với các nhóm mới đến Úc và một số rào cản đối với những di dân cao tuổi khi tiếp cận việc chăm sóc cao niên.

Việc nầy bao gồm các rào cản lâu dài về ngôn ngữ, văn hóa và sự cô lập cũng như các thiếu sót về trình độ kỹ thuật số ngày càng tỏ ra phức tạp.

Theo người đứng đầu toán nghiên cứu, giám đốc tạm thời của Hiệp hội Cao niên Úc châu, giáo sư John McCallum thì hành động của chính phủ và các dịch vụ chăm sóc cao niên có trên trang mạng đã làm cho cuộc sống thêm khó khăn đối với người di dân.

“Những gì khác biệt là vào năm 1990, chẳng ai quan tâm đến IT, máy điện toán, điện thoại di động. Còn năm 2018, mọi người đều để ý đến computer, IT và trang mạng My Aged Care cũng năm trên đó".

"Vì vậy quả là một vấn đề mới mẻ và lớn lao cho các cộng đồng mới đến Úc, phải gắng sức trong việc chăm sóc cho giới cao niên của họ”, John McCallum.

Đối với một số nhóm di dân mới đến thì kỹ thuật hoàn toàn là những hiện tượng mới lạ.

Nhiêu người trải qua thời gian ở trại tỵ nạn tìm thấy khó khăn cho họ để hiểu được.

“Họ có đủ loại các chuyện mà họ chưa hề thấy một điện thoại di động cho đến khi họ đến đây và rồi mọi chuyện diễn ra như là ‘Cái gì đây? Làm sao xử dụng nó?’. Họ hoàn toàn có một khoảng cách về giáo dục phải theo kịp”

Trưởng khoa Nghiên cứu về Phát triển các Khả năng Dị Biệt thuộc đại học quốc gia Úc châu, bà Elleni Bereded Samuel cho biết, di dân cố gắng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mà họ chưa hề biết đến.

“Họ sẽ bị cô lập và hầu hết phát sinh ra một số vấn đề về sức khỏe, các bệnh nan y như tiểu đường hay bệnh về tim mạch, quí vị có thể kể ra một số bệnh loại nầy".

"Họ chẳng có các bệnh như vậy khi họ còn ở nước họ, họ đã sống một cuộc sống chan hoà và chính lối sống như vậy đã lấy đi những thứ bệnh như vậy".

"Rổi khi họ đến một vùng đất mới, một quốc gia, một ngôn ngữ mới và một nền văn hóa mới, mọi chuyện hoàn toàn khác biệt”, Elleni Samuel.

Bà cho biết vấn đề hiện được xem xét với những người thuộc các các nhóm di dân có sẵn, để giúp đỡ những người mới đến Úc hưởng được các dịch vụ chăm sóc cao niên.

"Nói chung họ được chấp nhận tại Úc và trở thành công dân nước Úc, đáng được hưởng mọi việc tiếp cận như những người khác, tôi nghĩ đó là điều quan trọng và đó là một vấn đề về nhân quyền”, John McCallum.

Một trong những nhóm đó có tên là Nhóm Liên hiệp Thống nhất Cố vấn Úc châu, tên tiếng Anh là Australian Unity CALD Alliance Advisory Group.

“Chúng tôi có thể giúp đỡ các bậc cao niên để lấy được thẻ senior card, việc nầy có nghĩa là họ có thể ngoài tình trạng cô đơn, họ không thể đi từ nơi nầy sang nơi khác để viếng thăm gia đình hay bạn bè".

"Thế nhưng việc đó giúp ích rất nhiều cho họ, có thể hưởng được giá vé xe tàu rẻ hơn và có thể giúp họ, đi từ một thị trấn nầy đến một thị trấn khác”, Elleni Samuel. 

Trong khi đó, giáo sư McCallum cho biết việc trợ giúp từ căn bản với những người chăm sóc cũng như các di dân lả thiết yếu.

“Đó chỉ là một cố gắng không ngừng nghỉ để đối phó với những rào cản ngôn ngữ và văn hóa, để giao tiếp càng nhiều càng tốt trong một loại ngôn ngữ có thể được chấp nhận".

"Tôi muốn nói rằng, một điều là quí vị phải làm việc từ gốc rể để đối phó với chuyện nầy, đó là một lãnh vực khi quí vị hành động thì quí vị mang các tin tức đến họ”, John McCallum.

Phúc trình kêu gọi chính phủ phải giúp đỡ những người mới đến học hỏi các kỷ năng về kỹ thuật số.

Phúc trình cũng kêu gọi việc tiếp cận nhanh chóng dịch vụ thông phiên dịch nên là một vấn đề ưu tiên.

Giáo sư McCallum nói rằng, mọi người nên có cơ hội đồng đều trong lãnh vực chăm sóc cao niên nầy một cách tốt đẹp.

“Dù quí vị nghèo hay giàu, người Á châu hay người Úc, họ đều cần được đối xử công bằng. Tôi nghĩ chúng ta nên nghĩ đến các cộng đồng mới, đặc biệt theo cách thức mà chúng ta phải tận lực để giúp họ được hưởng sự công bằng cùng với các dịch vụ thiết yếu".

"Nói chung họ được chấp nhận tại Úc và trở thành công dân nước Úc, đáng được hưởng mọi việc tiếp cận như những người khác, tôi nghĩ đó là điều quan trọng và đó là một vấn đề về nhân quyền”, John McCallum.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.