Di trú Úc: Những trường hợp khó xin visa bảo lãnh vợ chồng sang Úc nhất?
Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng không hẳn là một hồ sơ phức tạp, tuy nhiên các trường hợp sau đây chắc chắn sẽ khiến hồ sơ bị trì hoãn.
Đối với hồ sơ vợ chồng nộp tại Việt Nam, hầu hết các trường hợp bị từ chối là do lời khai mâu thuẫn, không trả lời được câu hỏi khi phỏng vấn, không chứng minh được mối quan hệ là có thật.
Còn đối với những hồ sơ nộp tại Úc, có nhiều trường hợp phức tạp hơn.
Người đứng đơn bị phạm án nghiêm trọng
Người đứng đơn nếu đã từng phạm trọng án thì Bộ Di Trú có quyền từ chối đơn xin visa vì lý do nhân thân không được trong sạch. Trọng án theo định nghĩa của Bộ Luật Di Trú bao gồm:
- Án chung thân, án tử hình
- Án tù trên 12 tháng có thể là do một tội hay nhiều tội gộp lại.
- Xin miễn tội với lý do bị bệnh tâm thần
Nhưng nếu một hồ sơ đã phạm trọng án, thì có hồ sơ đó có phải là vô phương cứu chữa hay không?
Tùy theo mỗi trường hợp, có rất nhiều yếu tố để thỏa mãn tiêu chí nhân thân tốt trong hồ sơ xin visa nếu như chứng minh một số điểm như sau, theo vụ án mới nhất Nguyen and Minister for Immigration and Border Protection (Migration) (2017) AATA 1455.
Trong vụ án này, người chồng đã phạm trọng án kết án tù 3 năm với tội nhập khẩu chất cấm với trọng lượng hơn 2 ½ kg dùng để chế ma túy đá. Hồ sơ vợ chồng của anh ta bị từ chối và xin kháng án lên Ủy Ban Kháng Cáo Quyết Định Hành Chính ( Administrative Appeals Tribunal). Khi người Ủy Viên xem xét hồ sơ phạm tội và những chứng cứ như sau đã quyết định rằng anh chồng vẫn thỏa mãn yếu tố nhân thân tốt với những lý do:
- Đây là tội trạng hình sự duy nhất mà anh chồng bị kết án
- Trong bản đánh giá của tâm lý gia thì cơ hội anh ta phạm án trở lại rất ít và có hạnh kiểm tốt trong tù
- Anh ta có 3 đứa con, trong đó anh ta nuôi nấng, chăm sóc 2 người con riêng của vợ rất tốt
- Người vợ anh ta rất cần sự hỗ trợ của anh ta trong việc chăm sóc 3 đứa con vì cô cần làm việc tại cơ sở kinh doanh bán điện thoại
- Anh ta có sự cố gắng phục thiện dù ở trong trại giam và anh ta tránh không tham gia các băng đảng hay đánh lộn trong tù
Qua vụ án trên thì có thể thấy rằng cho dù người đứng đơn phạm trọng tội cũng không có nghĩa là sẽ đương nhiên bị từ chối hồ sơ vì cần những chứng cứ bổ sung chứng minh nhân thân tốt.
Vợ chồng chia tay trước khi nộp đơn xin thường trú (PR)
Có những mối quan hệ đổ vỡ trong thời gian chưa được cấp thường trú, hoặc một bên người chồng/hoặc vợ có người khác và muốn ly hôn. Chẳng hạn một người phụ nữ được chồng bảo lãnh sang Úc, trong thời gian chờ đủ diều kiện xin thường trú, bỗng dưng người chồng đòi ly hôn vì quen người khác. Lúc này, tình cảnh người vợ sẽ ra sao?
Nếu như người vợ chứng minh được mình bị bạo lực gia đình hay có con chung với người chồng hiện tại, thì vẫn có cơ sở để xin visa thường trú cho dù hôn nhân hay mối quan hệ đã đổ vỡ không thể hàn gắn.
Chỉ cần có phán quyết của tòa án gia đình hay tòa án hình sự liên quan tới việc bảo vệ người đứng đơn khỏi sự hành hung của người phối ngẫu, thì đây là chứng cứ hữu hiệu nhất trong việc xin visa thường trú dưới lý do này.
Nhưng cũng không ít người lại tự bịa chuyện mình bị bạo hành để được ly hôn, tuy nhiên chỉ lời khai sẽ không thể thuyết phục Bộ Di trú, Bộ Di trú sẽ yêu cầu những giấy tờ sau đây để chứng minh:
- Lời khai của nhân viên xã hội tư vấn hỗ trợ cho người đứng đơn
- Bản tường trình của nhân viên cảnh sát nhận án bạo lực gia đình khi người đứng đơn là nạn nhân
- Lời khai của tâm lý gia chữa trị cho nạn nhân
Và một số văn bản chính thức khác theo luật di trú.
Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Di Trú sẽ gửi người đứng đơn tới một chuyên viên tâm lý gia được chỉ định của Bộ Di Trú và đây có thể là cơ sở Bộ Di Trú dựa vào khi đánh giá hồ sơ xem rằng người đứng đơn visa có thực sự là nạn nhân của bạo lực gia đình như đã khai hay không.
Cho nên mỗi một hồ sơ phức tạp quý vị, nên tìm đến luật sư/chuyên viên tư vấn di trú để đưa ra những giải pháp phù hợp với trường hợp của từng cá nhân vì không phải hồ sơ nào cũng tuyệt vọng.
Theo SBS Viet Nam
Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi
Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.