RSS

Điều tra Liên bang ngành Ngân hàng Úc: Vay mua nhà “gian dối” lên đến $500 tỷ

16:00 14/05/2018

Nghiên cứu của ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới UBS cho thấy 'Liar loan' tại Úc có thể trị giá đến $500 tỉ, nhưng có thể đó cũng chỉ là đỉnh của tảng băng chìm. Thế nào là hồ sơ vay tiền gian dối?

Ngày 13/3/2018, theo ABC, Ủy ban điều tra Liên bang ngành ngân hàng Úc sẽ bắt đầu với các phiên điều trần, kiểm tra bằng chứng và chất vấn các nhân chứng liên quan.

Trong đó, một vấn đề đáng lo ngại với môi trường tín dụng Úc, và cũng liên quan đến người tiêu dùng đó là những khoản cho vay mua nhà, bất động sản.

“Liar Loan” bị nhắm đến đầu tiên

Theo ABC, Ủy ban điều tra liên bang ngành Ngân hàng đã chọn chính các khoản cho vay mua nhà tại Úc làm điểm bắt đầu cho cuộc điều tra của họ.

Lý do thì phải khẳng định đây là thương vụ lớn nhất trong ngành ngân hàng của Úc, tổng dư nợ cho vay địa ốc lên đến hơn 1.7 ngàn tỷ Úc kim dành cho các khoản vay thế chấp nhà ở.

Khoản tín dụng này tương đương 2/3 số tiền mà các định chế tài chính Úc đang cho vay ra nền kinh tế. Tức là bao gồm các khoản vay cá nhân, thẻ tín dụng và cho vay kinh doanh.

Bên cạnh việc chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng tại Úc, lĩnh vực cho vay thế chấp bất động sản cho đến nay là một trong những khu vực ít bị điều tra hơn các dịch vụ tài tài chính khác.

Thực tế là hiện nay đang tồn tại các khoản vay lách luật hay gian lận bằng cách sử dụng các thông tin sai lệch và các tài liệu gian lận này được chính các công ty môi giới vay tiền ngân hàng cung cấp, tức là Mortgage Broker.

Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC), kể từ khi đảm nhận trách nhiệm quản lý và kiểm soát lĩnh vực này từ tháng 7 năm 2010, ASIC đã tiến hành hơn 100 cuộc điều tra, từ đó đưa ra truy tố 15 vụ án hình sự và 60 lệnh cấm đối với cá nhân hoặc hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính, nhiều trường hợp trong số đó liên quan đến các bên môi giới thế chấp vay mua nhà.

500 tỷ Úc kim cho vay thiếu trung thực

Theo số liệu từ Tập đoàn tài chính đầu tư UBS thì các khoản vay tiền gian dối ‘Liar loan’ có thể trị giá đến 500 tỉ Úc kim.

Nhưng đó cũng chỉ là đỉnh của tảng băng trôi nếu như nghiên cứu của UBS chứng minh là chính xác.

Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng đầu tư này đã khảo sát khoảng 1,000 người mua nhà gần đây và trong hai năm qua.

Chỉ có 67% người trả lời cuộc khảo sát vào năm ngoái cho biết hồ sơ xin vay tiền mua nhà của họ là “hoàn toàn đúng thực tế và chính xác”. Một phần ba người tham gia khảo sát còn lại thừa nhận đã cung cấp thông tin không chính xác.

Ngân hàng đầu tư UBS cảnh báo rằng có thể có tới 500 tỷ đô la dư nợ cho vay mua nhà thế chấp dựa trên thông tin không chính xác.

Hầu hết những người đi vay trong số này dường như là hoàn toàn nói dối, khi mà chỉ có 1/4 số người được hỏi trả lời rằng hồ sơ xin vay tiền mua nhà của họ “chủ yếu là thực tế và chính xác”.

Còn 8 phần trăm số người được hỏi cho biết tài liệu cung cấp để đi vay tiền mua nhà của họ chỉ là “chính xác một phần”, và 1 phần trăm những người được khảo sát từ chối nói về vấn đề này.

Như vậy, nếu chúng ta làm một phép tính về các khoản cho vay mua nhà trị giá 1,7 nghìn tỷ Úc kim, trong đó có đến 33% là các khoản cho vay gian lận, thì chúng ta sẽ có được con số mà UBS đưa ra “khoản cho vay mượn gian lận” trị giá đến 500 tỷ đô la.

Gian lận nằm ở thông tin nào trong hồ sơ?

Thông tin thiếu chính xác phổ biến nhất phải kể đến là mục đánh giá chi phí sinh hoạt của người vay tiền, đây cũng là một khoản mục mà các ngân hàng rất khó để xác minh.

Kết quả hình ảnh cho UBS australia

Đó là lý do tại sao các ngân hàng thường sử dụng một tiêu chuẩn khá là bảo thủ về các chi phí sinh hoạt để làm căn cứ đánh giá.

Vấn đề ở chỗ là nhiều ngân hàng đã, vẫn đang, sử dụng mức chi tiêu căn bản áp dụng với các hộ nghèo tại Úc, tức là chi phí sinh hoạt tối thiểu.

Một ví dụ có thể cho thấy sự bất hợp lý này. Khi xét đến một gia đình đang có mức thu nhập trên 200,000 đô la một năm thì sẽ thấy là họ không thể nào lại cũng mức chi phí sinh hoạt tương đương với một hộ gia đình chỉ có mức thu nhập dựa trên đồng lương căn bản, tối thiểu.

Đây cũng chính là vấn đề mà ASIC hiện đang nhắm vào để đưa Westpac ra tòa giải trình.

Theo ABC, các khoản nợ khác, dính đến việc đánh giá mức thu nhập cao hơn thực tế hoặc đánh giá bất động sản cao hơn giá thực hiện chiếm khoảng 15 phần trăm các hồ sơ sai lệch thông tin.

Tỷ lệ các hồ sơ không chính xác tăng lên đáng kể với những người vay tiền thông qua môi giới vay mua nhà, nếu so với những người nộp hồ sơ trực tiếp cho ngân hàng, điều này được cho là hiện nay nhiều môi giới đang khuyến khích khách hàng nói dối.

Một số nhà phân tích ngân hàng nói rằng dữ liệu của họ cho thấy hoạt động cho vay hộ gia đình một cách vô trách nhiệm đang diễn ra phổ biến, nó kéo theo rủi ro rất lớn cho các ngân hàng.

Hơn 50 phần trăm các khoản vay hiện nay được thông qua môi giới thế chấp địa ốc, do đó đây là một vấn đề đáng lo ngại.

UBS lo ngại rằng các tài liệu cần thiết để xác minh thông tin như thu nhập của người vay là không đầy đủ.

Theo SBS Vietnamese

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.