Đừng bỏ lỡ 'Mặt trăng máu' dài nhất thế kỷ vào ngày mai tại Úc
Sáng sớm ngày mai (Thứ bảy 28/7/2018), người dân Úc sẽ được chứng kiến hiện tượng mặt trăng máu dài nhất thế kỷ. Làm cách nào để quan sát rõ nhất đây?
Các nhà khoa học dự đoán rằng nguyệt thực diễn ra vào sáng sớm thứ Bảy sẽ ấn tượng hơn bao giờ hết do mặt trăng máu sẽ đỏ hơn hẳn những lần trước, và kéo dài nhất trong thế kỷ này.
Thế nhưng để chứng kiến sự kiện kì diệu này của thiên nhiên, người dân Úc phải dậy từ 4 giờ sáng ngày mai đối với khu vực bờ phía Đông nước Úc, và vào khoảng 2 giờ sáng bờ Tây nước Úc, khi đó mặt trăng sẽ di chuyển vào phần đổ bóng của trái đất.
Trong quá trình di chuyển đó, mặt trăng sẽ tối dần và chuyển sang đỏ trong suốt 1 tiếng rưỡi sau đó. Những cư dân ở bờ Đông nước Úc có thể thưởng thức cảnh tượng nguyệt thực toàn phần vào thời điểm 5:30 sáng, với mặt trăng mặt trời và trái đất nằm cùng trên một đường thẳng tuyệt đối.
Màu sắc của mặt trăng thay đổi là do ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời rọi xuyên qua bầu khí quyển của trái đất, sau đó tiếp tục chiếu thẳng xuống 350,000 km trong không gian.
"Cái mà chúng ta sắp chứng kiến đây có thể hiểu cơ bản là mặt trời mọc và lặn trên trái đất cùng một thời điểm, và tất cả đều phản chiếu lên mặt trăng," nhà thiên văn học của Đại học Quốc gia Úc Brad Tucker đã chia sẻ cho AAP.
Sự kiện này sẽ đánh dấu lần thứ hai nguyệt thực toàn phần diễn ra trong năm nay và có thể nhìn thấy rõ ràng từ nước Úc, quý vị nên tranh thủ đón xem vì lần tiếp theo dự đoán sẽ diễn ra vào năm 2021.
Vào thời điểm nguyệt thực, mặt trăng sẽ di chuyển đến vị trí ở cách xa trái đất nhất trong quỹ đạo của nó, Giáo sư David Coward đến từ Đại học Tây Úc dự đoán rằng những cư dân ở khu vực Đông Úc sẽ chứng kiến nguyệt thực toàn phần tuyệt vời nhất.
"Mức độ đỏ phụ thuộc vào bầu khí quyển vào thời điểm nguyệt thực, nhưng theo suy đoán của tôi thì mặt trăng lần này sẽ đỏ hơn bao giờ hết nếu cư dân nhìn từ khu vực Sydney, vì ở khu vực này người dân sẽ nhìn xuyên qua tần khí quyển rất dày," giáo sư Coward nói với AAP.
Địa điểm thuận lợi nhất để ngắm mặt trăng máu sẽ ở bất cứ đâu với tầm nhìn không bị cản trở và nhìn hướng về phía tây. Không giống như nhật thực, vốn chỉ có thể nhìn thấy từ một vị trí cụ thể vào đúng thời điểm cụ thể, nguyệt thực có thể được nhìn thấy từ mọi nơi trên khắp nước Úc và không cần phải trang bị dụng cụ đặc biệt nào, miễn như là thời tiết cho phép.
Nhà dự báo cấp cao của Cục Khí tượng - Jenny Sturrock tự tin rằng hầu hết người dân trên nước Úc sẽ có thể ngắm mặt trăng, nhưng một số vùng Tây Úc, New South Wales và Victoria có thể bị ảnh hưởng bởi mây trong thời gian quan sát từ 5 giờ sáng đến 6 giờ sáng.
Ở NSW, tầm nhìn từ đồng bằng phía tây bắc, sườn phía tây trung tâm và các vùng cao trung tâm có thể bị che khuất bởi mây, trong khi khu vực ven biển phía đông nam của Tây Úc có thể bị ảnh hưởng bởi một đợt khí lạnh tràn qua.
“Có thể yên tâm mà nói rằng người dân Úc có thể quan sát hiện tượng này từ bất cứ đâu, hầu hết các thành phố lớn đều có thể nhìn thấy ít nhiều,” cô Sturrock cho AAP biết.
Giáo sư Coward khuyến khích người dân Úc ở khắp nơi đặt đồng hồ để dậy sớm, thưởng thức cảnh tượng hiếm có này.
“Quý vị nên quan sát sự chuyển giao đó, quan sát bầu khí quyển của chúng ta đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra cảnh tượng tuyệt vời như vậy, khoa học nằm ở trong chính sự kiện này, nó tương tự như cái bí mật mà chúng ta đã tiêu tốn hàng trăm năm trời để hiểu ra tại sao bầu trời lại màu xanh,” Giáo sư Coward nói. “Hiện tượng lần này liên quan đến cùng một thứ khoa học.”
Theo: SBS
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.