Thế giới sắp đón hiện tượng "Trăng máu" dài nhất thế kỉ 21
Người yêu thiên văn sẽ đón một tin vui vào tháng tới khi họ có thể tận hưởng lần nguyệt thực dài nhất của thế kỷ 21.
Hiện tượng sẽ diễn ra vào ngày 27 tháng 7, kéo dài 103 phút và mọi người ở bán cầu Đông đều có thể chiêm ngưỡng.
Nguyệt thực là hiện tượng mặt trăng bị che khuất bởi bóng của trái đất trước ánh sáng của mặt trời, hay còn gọi là Mặt Trăng máu, là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng sẽ đi qua gần trung tâm của umbra (vùng che khuất toàn phần). Điều đó có nghĩa nó sẽ ở sau bóng Trái đất lâu hơn và trông như có màu đỏ. Chính vì lẽ đó, chúng ta có cái tên “trăng máu”.
Bạn không cần bất kỳ thiết bị trợ giúp nào để có thể chứng kiến hiện tượng thiên văn kì thú này. Không giống như nhật thực, khi mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời, nguyệt thực hoàn toàn an toàn để được chiêm ngưỡng bằng mắt thường. Chúng ta chỉ cần hi vọng bầu trời ngày hôm đó thật quang đãng mà thôi.
Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong 1 giờ 43 phút, nhưng nguyệt thực bán phần thì diễn ra trong gần bốn giờ. Nguyệt thực toàn phần bắt đầu lúc 7:30 tối theo giờ UTC (8:30 BST) và kết thúc lúc 9:13 tối giờ UTC (10:13 BST). Đỉnh điểm của nguyệt thực sẽ diễn ra lúc 8:22 tối theo giờ UTC (9:22 BST).
Về mặt toán học, thời gian dài nhất có thể diễn ra nguyệt thực là 1 giờ 47 phút, và hiện tượng dài nhất của thế kỷ 20 (1901-2000) xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2000, với thời gian nhật thực toàn phần kéo dài trong 1 giờ 46,4 phút.
Chỉ người ở Đông bán cầu như ở châu Âu, châu Phi và châu Á mới có thể xem sự kiện sắp tới.
Cư dân ở Nam Mỹ sẽ có thể nhìn thấy một phần trong các giai đoạn cuối cùng của nguyệt thực ngay sau khi mặt trời lặn vào ngày 27 tháng 7.
Ngược lại, người New Zealand sẽ có thể theo dõi nguyệt thực bắt đầu trước khi mặt trời mọc ngày 28 tháng 7.
Theo EarthSky, sau đây là các thời điểm để chiêm ngưỡng nguyệt thực tại Úc ngày 28 tháng 7 (theo giờ Úc):
- 3.14 sáng: Nguyệt thực bắt đầu
- 5.30 sáng: Mặt trăng có màu đỏ nhất
- 6.21 sáng: Nguyệt thực toàn phần
- 7.13 sáng: Nguyệt thực toàn phần kết thúc
Đầu năm 2018, thế giới cũng được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn có một không hai khác. Đó là sự kiện Mặt trăng máu, Mặt trăng xanh và siêu Mặt trăng xảy ra cùng một lúc. Trăng xanh là khái niệm chỉ trăng tròn lần hai trong một tháng dương lịch. Siêu trăng là hiện tượng này xảy ra do sự thay đổi quỹ đạo di chuyển của Mặt trăng xunq quanh Trái Đất. Khi Mặt trăng ở cận điểm so với Trái đất, bạn sẽ thấy nó lớn và sáng hơn bình thường.
Tin Tức Úc - Mai Dung
Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan
Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.