RSS

Du học sinh Việt tại Úc phát triển AI trong thụ tinh nhân tạo

13:00 29/06/2018

Phát minh của Trần Đặng Đình Áng được kỳ vọng tạo ra đột phá lớn trong lĩnh vực thụ tinh nhân tạo.

Ngày 27.6, Virtus Health – tập đoàn hàng đầu về cung cấp các dịch vụ thụ tinh nhân tạo (IVF) ở Úc, công bố phát minh khoa học mang tên Ivy. Phát minh tiên phong này dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và do du học sinh VN Trần Đặng Đình Áng (24 tuổi) phát triển.

Trần Đặng Đình Áng du học ở Úc năm 14 tuổi, hiện là sinh viên y khoa năm cuối Trường ĐH New South Wales và sẽ tốt nghiệp vào tháng 9.2018. Áng cùng anh trai là Trần Đặng Minh Trí thành lập nhóm nghiên cứu Harrison-AI tại Úc chuyên ứng dụng AI vào y tế.

Chia sẻ về phát minh của mình, Áng cho biết năm 2017 khi học về IVF và tiếp cận với TS Simon Cooke, Giám đốc khoa học của IVFAustralia, cơ sở thụ tinh nhân tạo đặt trụ sở tại Sydney và thuộc Tập đoàn Virtus Health. TS Cooke đã chia sẻ với sinh viên về thách thức của các chuyên gia IVF trong việc lựa chọn phôi.

Theo đó, mỗi chu kỳ IVF sẽ sử dụng từ 10 – 20 trứng từ người phụ nữ và sau khi thực hiện thụ tinh sẽ có 10 – 20 phôi. Các chuyên gia phải “chấm điểm” các phôi này bằng việc quan sát thông qua kính hiển vi và chọn phôi “đẹp” nhất để cấy trở lại cho người phụ nữ. Như vậy, cho đến nay trên thế giới, quá trình lựa chọn này mang tính chủ quan rất cao của người quan sát, có thể ảnh hưởng đến độ chính xác. Sau giờ học, Áng gặp TS Cooke để mạnh dạn đề nghị hợp tác với ông cũng như IVFAustralia.

Sau một năm nghiên cứu với dữ liệu của hơn 2.661 ca IVF từ Virtus Health, Áng đã chế tạo thành công một “mạng thần kinh nhân tạo” với khả năng chấm điểm phôi người trong quá trình phát triển. Áng đặt tên cho trí tuệ nhân tạo này là Ivy, lấy cảm hứng từ chữ “thụ tinh nhân tạo” trong tiếng Anh là IVF. Phần mềm do Áng phát minh xử lý đoạn phim hình ảnh ba chiều về sự phát triển của phôi trong ống nghiệm qua thời gian khoảng từ 3 – 5 ngày. Kết hợp với dữ liệu kết quả của những ca IVF trước đó, phần mềm tự học được những đặc điểm của các phôi có khả năng cao là sẽ có tim thai.

Phần mềm Ivy của Áng có khả năng tự động chấm điểm các phôi IVF với độ chính xác cao hơn hẳn con người (khả năng phân biệt phôi sẽ có tim thai là 89% so với 63% của con người). Ngoài ra theo Áng, công nghệ này chấm điểm với tốc độ 10 phôi/giây trong khi nếu quan sát thủ công thì chuyên gia phải mất 1 giờ cho cùng lượng phôi.

“Việc chọn được phôi tốt nhất trong số 10 – 20 phôi sau khi thụ tinh sẽ cho người phụ nữ hiếm muộn có cơ hội thành công cao nhất có thể. Xét về mặt kinh tế lẫn nhân văn thì công nghệ này hiệu quả, tiết kiệm hơn việc chọn phôi bằng cách làm truyền thống. Như vậy, công nghệ này sẽ giúp bác sĩ làm việc nhanh và chính xác hơn”, Áng chia sẻ.

Từ đầu năm 2018 đến nay, phần mềm Ivy đã được thử nghiệm tiền lâm sàng với hơn 2.000 phôi tại các cơ sở của Virtus Health ở các bang New South Wales và Queensland cũng như Vùng lãnh thổ thủ đô. Tập đoàn đã nộp đơn đăng ký bản quyền phát minh và chuẩn bị tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại các phòng thí nghiệm của mình ở Úc và châu Âu trong năm nay. Nói về giá cả, Áng cho biết do mới phát minh nên chưa biết giá của công nghệ này sẽ là bao nhiêu. Tuy nhiên, Áng hy vọng sau khi kiểm nghiệm, Ivy sẽ sớm được giới thiệu vào VN.

Thông cáo từ Virtus Health dẫn lời PGS Peter Illingworth, Giám đốc y khoa của IVFAustralia, nhận xét: “Sự ra đời của công nghệ Ivy có khả năng đóng góp cho ngành khoa học IVF, giúp người phụ nữ giảm thời gian chờ có thai thành công và tăng khả năng thụ thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm. Với công nghệ này, chúng ta có thể tận dụng khả năng AI để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, quá sức xử lý của con người, để lựa chọn thật chính xác và khách quan phôi tốt nhất”.

Theo Thanh Niên

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.