RSS

Động vào "tổ kiến lửa" Bắc Kinh, Úc hứng chịu đòn đau

13:00 30/07/2020

Đáp lại các chiến dịch quay lưng Trung Quốc đang diễn ra tại Úc, Bắc Kinh kêu gọi tẩy chay hàng hóa Úc.

Động vào "tổ kiến lửa" Bắc Kinh

Vào hồi cuối tháng 4, Ngoại trưởng Úc Marise Payne đã lên tiếng ủng hộ cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus corona chủng mới (SARS-Cov-2).

Vài ngày sau, Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Thành Cạnh Nghiệp, đáp trả bằng việc gợi ý đến việc người dân Trung Quốc có thể trả đũa bằng một cuộc tẩy chay.

"Có lẽ người Trung Quốc sẽ hỏi "tại sao chúng ta lại uống rượu của Úc, ăn thịt bò của Úc?"

Động vào

Chưa đầy một tháng sau, chiến dịch trừng phạt Úc đã bắt đầu.

Ngày 12/5, Trung Quốc ngừng nhập thịt bò từ bốn lò mổ lớn của Úc. Năm ngày sau, Trung Quốc áp thuế hơn 80% đối với nhập khẩu lúa mạch Úc như một phần của cuộc điều tra chống bán phá giá. Mặt khác, cho đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc. Chỉ riêng trong năm 2018, tổng giá trị thương mại giữa hai nước là hơn 214 tỷ USD.

Úc mất thị phần xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Nếu các cuộc tẩy chay hàng Úc có mật độ dày hơn nữa, những nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ xem xét đến nguồn thay thế, ví dụ từ người hàng xóm của Úc - New Zealand, các nhà phân tích công nghiệp và các nhà doanh nghiệp nói với Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc).

Úc xuất khẩu thịt trị giá khoảng 1.36 tỉ USD sang Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Camberra sẽ mất thị phần xuất khẩu nông sản này vào tay các nước khác như Brazil, Mỹ và New Zealand. Trị giá thịt Trung Quốc nhập khẩu từ các nước kể tên trên là 1.14 tỷ USD.

Kể từ khi Trung Quốc đình chỉ bốn nhà sản xuất thịt bò Úc, một số nhà nhập khẩu Trung Quốc đã lên kế hoạch sẵn sàng.

Một nhà nhập khẩu thịt bò và thịt cừu tại Thượng Hải nhập khẩu gần 300 tấn thịt từ Úc vào năm 2019, rục rịch tìm kiếm các nhà xuất khẩu khác từ cuối năm ngoái khi mối quan hệ song phương Trung Quốc-Úc căng thẳng. Hãng này đã liên hệ với các nhà xuất khẩu Brazil, New Zealand và việc kí kết hợp đồng nhập khẩu đang được thảo luận, mặc dù hiện đang bị cản trở bởi Covid-19.

"Nếu căng thẳng Trung Quốc - Úc tiếp tục leo thang, Camberra sẽ mất một phần lớn thị trường Trung Quốc, Bắc Kinh bắt đầu đa dạng hóa nguồn hàng nông sản của mình," Hu Qimu, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Kinh tế Sinosteel nói với tờ Hoàn Cầu hôm 27/7.

Chuyên gia Hu lưu ý rằng Trung Quốc hiện tăng nhập khẩu nông sản từ Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nước, thị phần của Úc cũng bị ảnh hưởng bởi điều này.

Cùng với đó, Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá rất nặng đối với các nhà xuất khẩu lúa mạch của Úc trong 5 năm vào hồi tháng Năm trong khi đây là một trong những nhà nhập khẩu lúa mạch lớn nhất của Úc với gần 50% lượng sản phẩm Úc xuất ra.

"Ngư ông đắc lợi"?

Việc một số người tiêu dùng Trung Quốc tẩy chay các sản phẩm nông nghiệp của Úc mang lại lợi ích cho New Zealand. Đây là quốc gia có sản phẩm nông sản xuất khẩu tương tự Úc do hai nước có điều kiện địa lý và khí hậu khá giống nhau - Wang Jiazheng, Trưởng đại diện Văn phòng Đại diện Kinh tế và Thương mại Quảng Đông tại New Zealand (GETRONZ) nói với Hoàn Cầu ngày 27/7.

Trung Quốc nhập khẩu khoảng 2.27 tỷ USD các sản phẩm từ sữa, trứng và mật ong từ New Zealand trong nửa đầu năm nay, trong khi giá trị nhập khẩu các sản phẩm tương tự từ Úc chỉ chiếm khoảng 259.2 triệu USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

New Zealand có thế mạnh về chăn nuôi, làm lâm nghiệp và trồng cây ăn quả. Long Hao, giám đốc Tập đoàn AFC (New Zealand) cho hay, "Tổng xuất khẩu sữa, mật ong, rượu vang và khẩu trang của tập đoàn AFC trong 5 tháng đầu năm 2020 tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái."

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế ngày 20/7 tại Auckland, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói: "Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi. Và mối quan hệ với Trung Quốc cũng là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất."

Động vào

Bắc Kinh cũng đánh giá cao mối quan hệ với New Zealand. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân hôm 21/7 cho biết, sự phát triển vững chắc và mối quan hệ song phương giữa hai nước Trung Quốc-New Zealand phục vụ lợi ích cơ bản của cả hai quốc gia và nhân dân hai nước.

Người đại diện GETRONZ cũng bày tỏ quan điểm New Zealand đã và đang xây dựng mối quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, vì vậy, điều quan trọng lúc này là hai nền kinh tế phải nỗ lực duy trì mối quan hệ.

Giao thương giữa Trung Quốc và New Zealand đạt 18.29 tỷ USD vào năm 2019, tăng 8.5% so với một năm trước đó, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Trung Quốc chiếm 1/3 lượng xuất khẩu sản phẩm sữa của New Zealand trong giai đoạn đầu dịch Covid-19. Năm 2019, tổng cộng 23% hàng xuất khẩu của New Zealand được vận chuyển sang Trung Quốc, Bắc Kinh cũng chiếm 16% lượng hàng nhập khẩu của New Zealand.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất; thị trường du lịch lớn thứ hai và tăng trưởng nhanh nhất; nguồn du học sinh lớn nhất và là nguồn đầu tư nước ngoài quan trọng của New Zealand, tuyên bố của Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand vào tháng 11/2019 cho biết.

Căng thẳng Trung Quốc - Úc leo thang, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và New Zealand khăng khít, xuất khẩu nông sản của New Zealand sang Trung Quốc sẽ còn tăng mạnh - ông Wang Jiazheng nói.

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.