Du học ở Úc: Làm sao để vượt qua biến cố?
Với những du học sinh xa nhà, khi biến cố xảy ra, đặc biệt lúc không có người thân cạnh bên để sẻ chia, nếu không đủ tỉnh táo, các bạn dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng và mất kiểm soát.
Không có giải pháp nào nhanh nhất để tránh những nỗi đau ập tới - nhưng có những cách để chúng ta vượt qua nó nhanh hơn và trở nên mạnh mẽ hơn sau đó.
Biến cố có thể ập đến bất cứ lúc nào
Cuộc sống vô thường có những điều xảy ra không ai lường trước được. Và trong số chúng ta, có nhiều bạn đã phải đối mặt với những tin dữ, những biến cố trong cuộc đời mà chúng ta không bao giờ nghĩ tới.
Một bạn du học sinh tên Loan viết thư về cho chương trình kể rằng:
“Học kỳ cuối năm ngoái, mình nhận được tin báo từ Việt Nam rằng mẹ mình bị bệnh ung thư, phải nhập viện hoá trị. Cả thế giới xung quanh mình lúc đó như sụp đổ. Mình muốn chạy ngay về nhà nhưng gia đình không cho phép vì mình còn đang chuẩn bị thi. Lúc đó, mình không tập trung để làm được gì cả. Thêm phần sống một mình bên này, mình nhớ nhà tủi thân và lo cho mẹ nhiều lắm. Hầu như không đêm nào mình ngủ được vì gặp toàn ác mộng. Mình phải đến trường xin hoãn lại một kỳ để về Việt Nam chăm sóc cho mẹ rồi quay trở lại học tiếp.”
Với những du học sinh xa nhà, khi biến cố xảy ra, đặc biệt là lúc các bạn không có người thân cạnh bên để sẻ chia, những nỗi đau hay tuyệt vọng càng thêm lớn, dày vò và dằn vặt, làm đảo lộn mọi kế hoạch tương lai của các bạn.
Nếu không đủ tỉnh táo, các bạn dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng và mất kiểm soát.
Không có giải pháp nào nhanh nhất để tránh những nỗi đau ập tới- nhưng có những cách để chúng ta vượt qua nó nhanh hơn và trở nên mạnh mẽ hơn sau đó.
Với những ai đang trải qua những biến cố, tổn thương, thất bại, mất mát, chủ đề này sẽ mang lại sự cảm thông và chia sẻ với các bạn. Còn những ai chưa từng trải qua những tình huống này, đây cũng sẽ là chủ đề bổ ích giúp các bạn chuẩn bị kỹ ăng sống cho những biến cố có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Tránh 3 suy nghĩ sai lầm khi đối mặt với biến cố
Tác giả Sheryl Sandberg nổi tiếng qua tập sách “Lean In' với bản dịch là ‘Dấn Thân'. Bà cũng ra mắt quyển sách ‘Option B: Facing Adversity, Building Resilience, and Finding Joy’ tạm dịch là ‘ Phương án B: Đối mặt với khó khăn, xây dựng sự kiên cường và tìm thấy hạnh phúc' có viết theo các nghiên cứu, mọi người ở lứa tuổi nào cũng khó vượt qua biến cố khi họ rơi vào những suy nghĩ sai lầm sau đây:
-
Họ có phần lỗi trong biến cố đó.
-
Biến cố tác động đến toàn bộ cuộc sống của họ.
-
Biến cố đó sẽ kéo dài mãi không nguôi.
Điều đầu tiên, chúng ta cần làm là ngừng đổ lỗi cho bản thân. Không ai có thể hoàn toàn kiểm soát được những thứ sẽ xảy đến với mình. Đổ lỗi cho bản thân không giúp ta thay đổi được kết quả. Do đó , chúng ta cần tỉnh táo đối mặt với chuyện buồn thay vì đổ lỗi cho bản thân.
Suy nghĩ thứ 2 ‘biến cố tác động đến toàn bộ cuộc sống của họ ‘ là suy nghĩ dễ mắc phải và phổ biến nhất. Tuy nhiên, tác giả Sheryl viết ‘những nghiên cứu dự đoán cảm xúc chỉ ra rằng con người thường trầm trọng hoá khoảng thời gian kéo dài những sự kiện đau buồn ảnh hưởng đến tâm trạng của họ.’
Chắc hẳn khi hồi tưởng lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng có những điều tồi tệ xảy đến và chúng ta đã vượt qua chúng. Điều này cũng đúng cho những sự kiện mới sau đó, không quan trọng những cảm xúc đau buồn có lớn và sâu sắc cỡ nào.
Vậy thì làm sao để chấm dứt được 3 suy nghĩ sai lầm trên?
Hãy viết ra những suy nghĩ tiêu cực đang hiện hữu trong đầu bạn và đối mặt với chúng. Hãy nói với bản thân rằng đó là những suy nghĩ không đúng.
Trong quyển sách Option B, tác giả có chia sẻ câu chuyện của chính bà khi đối mặt với biến cố lớn của cuộc đời mình. Sheryl tìm thấy chồng qua đời do bị chứng loạn nhịp tim. Bà nói ‘Tôi cũng thử phương pháp viết những suy nghĩ tiêu cực của mình ra giấy và xem xét chúng thông qua những dẫn chứng. Tôi bắt đầu bằng nỗi sợ hãi lớn nhất của mình: Các con tôi sẽ không còn tuổi thơ êm đềm khi cha chúng qua đời. Ngay sau đó, tôi chợt nhận ra ý nghĩ đó thật sai lầm bởi tôi đã nói chuyện với những người cũng mất đi ba mẹ mình ở độ tuổi còn rất nhỏ. Họ cho tôi ngộ ra những dự đoán trong suy nghĩ của mình hoàn toàn sai lầm.’
Bây giờ, chúng ta đã thoát khỏi 3 suy nghĩ sai lầm mà nhiều người vướng phải khi biến cố xảy đến.
Tiếp theo, chúng ta làm cách nào để cải thiện hoàn cảnh?
Đặt câu hỏi “Tình trạng này có thể tồi tệ hơn đến mức nào?”
Chúng ta cho rằng người bi quan thường suy nghĩ theo chiều hướng ‘Mọi thứ đều có thể xấu đi’. Nhưng khi biến cố xảy đến, lối suy nghĩ này lại hữu ích. Nó giúp chúng ta nhìn nhận được thực tế rằng biến cố chưa phải là điều tận cùng của thế giới.
Với Sheryl, tập trung suy nghĩ về những gì tồi tệ hơn có thể xảy đến giúp bà vượt qua nỗi đau và tìm kiếm suy nghĩ tích cực. Bà thấy biết ơn khi điều tồi tệ hơn đã không xảy đến- đó là chồng bà có thể đã lái xe chở ba đứa con bé bỏng của bà và gặp tai nạn nếu chứng loạn tim bất ngờ xảy đến. Lúc đó, có thể bà sẽ mất đi chúng. Bà thầm biết ơn vì các con vẫn bình an, khoẻ mạnh và nhờ đó cảm thấy bớt đau buồn hơn.
Lòng biết ơn về những bình yên còn lại là liều thuốc để xoa dịu nỗi đau tinh thần nhanh chóng . Chẳng thế mà các nghiên cứu đã nói rằng một người có khuynh hướng biết ơn sẽ trở nên ít tuyệt vọng, căng thẳng, cô đơn hay ganh tỵ.
Sự việc luôn có thể trở nên tồi tệ hơn. Khi bạn nhận ra điều đó và biết ơn, bạn sẽ thấy khá hơn.
Suy nghĩ về tình huống tồi tệ hơn là giải pháp hữu hiệu để cải thiện nỗi đau. Nhưng nó không phải cách dễ thực hiện khi bạn đang chịu đựng sự chi phối của những cảm xúc đau đớn tột độ. Vậy thì phải làm sao?
Tìm sự giúp đỡ
Hãy chia sẻ nỗi đau của mình với ai đó. Nhưng nếu phải chọn người để giải bày tâm sự, người đó nên là ai ?
Trong Option B có đoạn:
Cựu chiến binh, nạn nhân bị cưỡng hiếp và cha mẹ mất đi các con của mình đều thuật lại rằng sự giúp đỡ họ thấy hiệu quả nhất đến từ những người đã trải qua những nỗi đau giống họ.
Nếu bạn nghĩ mình không có người nào để giãi bày, thì đến lúc bạn nên xem lại các mối quan hệ của mình.
Nhiều người cho rằng những người khác không thể thay bạn giải quyết những biến cố giáng xuống cuộc đời bạn. Có thể là bạn đúng. Nhưng chỉ cần biết rằng ngoài kia luôn có ai đó để bạn kể lể, trút bầu tâm sự thì bạn sẽ thấy yên ổn hơn rất nhiều.
Nhiều người luôn mang mặc cảm rằng những vấn đề của mình sẽ làm gánh nặng cho người khác. Thế nhưng khi bạn không thể chia sẻ vấn đề của mình , liệu vai trò những người bạn có còn ý nghĩa?
Hãy viết hết ra
Suy nghĩ về những vấn đề của mình chỉ khiến bạn liên tục gặm nhấm những đau đớn, tổn thương. Điều này được xem là nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm.
Nhưng viết chúng ra thì khác. Viết những cảm xúc ra giúp chúng ta định hình lại những suy nghĩ và sắp xếp cảm xúc lộn xộn của mình theo một trật tự ổn định. Và hiệu quả của việc viết ra có sức mạnh tích cực hơn rất nhiều.
Theo quyển Option B, Sheryl có viết
‘Nhiều thập kỷ trước, nhà tâm lý học thể chất Jamie Pennebaker yêu cầu hai nhóm học sinh trong 4 ngày phải ghi chép lại 15 phút mỗi ngày. Nhóm đầu tiên được yêu cầu ghi chép về những chủ đề không liên quan đến cảm xúc, trong khi nhóm còn lại viết về các trải nghiệm đau buồn bao gồm cưỡng hiếp, ý định tự tử và bạo hành tuổi thơ. Sau ngày thứ nhất, nhóm thứ hai trở nên kém vui vẻ hơn và huyết áp tăng cao. Điều này dễ hiểu vì khi hồi tưởng lại những trải nghiệm buồn thì chúng sẽ thấy đau đớn. Thế nhưng sáu tháng sau đó, Pennebaker liên lạc lại với các học sinh và phát hiện ra sự thật thú vị rằng những hệ quả đổi chiều . Những học sinh viết về ký ức đau buồn đều cảm thấy cải thiện hơn về thể chất và tinh thần’.
Nói về những nỗi đau của mình có thể khiến bạn lo sợ mình bị đánh giá. Khi bạn mở lòng nói về những nỗi đau là lúc bạn đặt mình vào vị thế yếu đuối .
Tuy nhiên, viết chúng ra lại là cách bạn trút bầu tâm sự an toàn hơn.
Nhà tâm lý học thể chất Jamie Pennebaker, đồng thời là giáo sư tại trường Đại học Texas ở Austin cũng là tác giả nhiều cuốn sách nổi tiếng nói rằng:
‘Viết ra những nỗi đau cũng tương tự như nói chuyện với một người bạn. Khi ta chia sẻ với bạn của mình hoặc nhà trị liệu, bạn cần phải chia sẻ tất cả mọi thứ. Điều đó đôi khi ngăn cản bạn nói ra những điều chi tiết và cá nhân nhất vì bạn lo lắng sẽ gây hại cho mối quan hệ. Khi đó viết ra là liệu pháp tối ưu. Bạn không phải lo lắng hay căng thẳng về chuyện người khác xem thường mình.’
Tóm lại
-
Để vượt qua nỗi đau và biến cố, chúng ta cần ghi nhớ:
-
Biến cố ập đến không phải do lỗi của chúng ta. Nó không ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống và nỗi đau sẽ nguôi ngoai theo thời gian.
-
Đặt câu hỏi “Tình trạng này nếu tồi tệ hơn sẽ như thế nào?”
-
Tìm sự giúp đỡ
-
Viết những nỗi đau ra
Du học xa nhà đi kèm với tự lập. Vượt qua nỗi đau cũng là một phần trong bài học lớn của tự lập và trưởng thành.
Nếu không có đau buồn, làm sao biết trân trọng những niềm vui? Nếu không có thất bại, làm sao biết vị ngọt của thành công qua những cố gắng?
Những nỗi đau là một phần của cuộc sống, không nhiều thì ít. Hãy chấp nhận thực tế đó và chuẩn bị cho nó. Và khi nó tìm đến chúng ta, thay vì trốn tránh thì hãy thưởng thức nó.
Sau khi chúng ta hồi phục từ những tổn thương đau đớn, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, biết trân trọng những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống và nghiệm ra nhiều bài học quý giá.
Vượt qua nỗi đau, thực chất là vượt qua bản thân mình, để rồi có cái nhìn khác hơn về cuộc sống, để chọn đương đầu chứ không phải là thỏa hiệp, để chọn chấp nhận chứ không phải buông xuôi, để chọn dũng cảm hơn chứ không phải cứ mãi hèn nhát, để chọn bình tĩnh hơn trước mọi vấn đề chứ không phải chỉ biết trốn chạy.
Nguồn: Sbs.com.au
Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł
Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.