RSS

Du học sinh làm thêm ở Úc: Đi làm farm, sợ thầu…

07:00 13/04/2018

Đi làm nông trang (farm) bên Úc đang là câu chuyện râm ran đâu đó về khả năng kiếm tiền nhanh chóng. Thử nhìn nó từ câu chuyện của một người trong cuộc…

Đối với sinh viên du học tại thành phố Melbourne như chúng tôi, mùa hè kéo dài ba tháng đã kết thúc từ trước tết âm lịch. Như nhiều sinh viên đang du học tại Melbourne, mùa hè vừa rồi tôi vác balô một mình đi farm tìm việc.

Giàu như chủ thầu lao động

Lần theo địa chỉ của một website quen thuộc, tôi tìm được cách đi hướng về khu vực giáp ranh giữa hai tiểu bang Victoria và New South Wales có tên Swan Hill. Tàu đến ga Swan Hill khoảng 12g trưa, trời nắng như đổ lửa. Người tôi chờ tên Trần. Trên website, các sinh viên từng đi farm mấy năm trước gọi anh ta như thế.

Anh Trần không phải là chủ farm, mà là một contractor (dạng chủ thầu lao động). Người làm nghề này nhận hợp đồng từ một hay nhiều chủ farm (phần lớn là nhiều chủ farm cùng một lúc) để điều động và tìm người làm. Thế nên người đi làm farm phải sống dựa vào contractor. Đó là tâm lý chung của bất kỳ người nào bắt đầu lên farm làm việc. Không những thế, contractor thường là người có uy tín cao với chủ farm, có kinh nghiệm đi làm farm lâu năm và tay nghề vững vàng.

Có đi làm farm mới hiểu đồng tiền kiếm được cũng xót lắm. Người làm lắm khi trắng tay và chỉ vỗ béo cho các contractor. Trên tờ The Australian ngày 1-9-2008, bài báo “Foreign farm workers caught in trap” có kể câu chuyện về một doanh nhân gốc Việt tên Nino Nguyen từ một tài xế đã trở nên giàu có nhờ làm contractor cho các chủ farm vùng Robinvale. Trong bài báo kể trên, việc những công nhân làm farm bị chèn ép, bóc lột được nêu lên cụ thể và rất chính xác so với những gì tôi đã trải qua.

Trong ngôi nhà tôi trú lần đó, chỉ có ba sinh viên du học có giấy phép làm việc trong các kỳ nghỉ. Hơn một chục người còn lại đều là dân du lịch, trốn ở lại để làm farm kiếm tiền trả nợ. Bi kịch cũng bắt nguồn từ đây…

Nga, một cô bé khoảng 20 tuổi ở chung phòng với tôi, tâm sự: “Em mượn tiền làm giấy tờ, thế chấp và thiếu nợ người quen khoảng 300 triệu đồng. Em ở lại đây được gần hai năm rồi, khi nào trả nợ xong em mới tính chuyện đi về”. Trường hợp của Thảo cũng tương tự, em kể: “Em đi nước ngoài như chợ vậy đó chị ơi. Em là dân kinh doanh mà…”. Rồi em ngập ngừng: “Cũng vì cái chuyện làm farm chết tiệt này mà em kẹt ở đây gần hai năm rồi. Bây giờ về không được, ở cũng không xong… cũng tại cái ông chết tiệt ở trong kia kìa”. Em nói rồi chỉ về hướng căn phòng của anh Trần.

Những số phận buồn

Ai lên farm cũng phải trả một khoản tiền nhà bao luôn điện, nước, gas với giá bèo nhất 40 đôla/tuần, chưa kể tiền ăn. Không những vậy, điều kiện sống trên farm không khác gì sống ở vùng sâu vùng xa, nơi khỉ ho cò gáy và bóng người chỉ thấp thoáng dưới những hàng cây đào, cây mận trĩu quả.

Buổi tối, nhiều hôm người làm farm không ngủ trong nhà vì sợ cảnh sát vô xét giấy tờ. Họ đem mùng mền, túi ngủ ra ngủ ngoài farm lạnh buốt để tìm một giấc ngủ yên bình. Ban ngày, họ chấp nhận ăn qua loa và thi gan cùng với cái nắng gắt của vùng đồi Swan Hill đầy bụi đỏ.

Thế nhưng, câu chuyện từ những đồng tiền kiếm được khá dễ dàng vẫn được miêu tả một cách hấp dẫn. Người du lịch vẫn nườm nượp kéo nhau sang Úc làm farm. Đó là món mồi ngon cho những contractor vô lương tâm. Họ có thể ăn chặn lương của “lính” với lời giải thích: chủ trả lương chậm nên người làm công phải chờ. Thậm chí nhiều người làm farm do cư ngụ bất hợp pháp, không người thân thích, không visa, tài khoản nên lương bổng thường gửi cho contractor để nhờ gửi về quê nhà.

Một số người đi làm farm đã trắng tay vì contractor chiếm dụng tiền công. Anh Cảnh, một người làm chung và ở cùng nhà với chúng tôi, kể: “Anh đáp máy bay xuống Melbourne chưa đầy một ngày đã lên đây làm vì biết người ta cần người. Thiệt tình anh cũng chỉ muốn kiếm chút đỉnh tiền vì làm nghề tôm ở VN không còn lời như trước. Nhưng đến ngày anh về VN lại rồi mà anh Trần vẫn còn thiếu anh 3.000 đôla”. Trường hợp của anh Cảnh không phải duy nhất. Những chủ farm Úc đều biết cách làm việc của contractor nhưng họ thường làm ngơ vì nông trang của họ thật sự thiếu người.

Dù chỉ tham gia chuyện làm farm không bao lâu và với tư cách một người đứng ngoài quan sát công việc làm ăn của contractor và những công nhân đi làm bất hợp pháp, tôi vẫn không khỏi xót xa cho cái đồng tiền mà công nhân làm farm kiếm được.

Đồng tiền kiếm ra từ những vùng đất khô cằn, không bóng người vẫn mang cái lạnh giá của màn đêm trên farm và đôi khi còn có cả mùi tanh của những giọt máu để lại dưới những cánh đồng bạt ngàn mận và đào do kéo cắt trúng tay, cành đâm vào mắt. Thậm chí đôi khi tiền kiếm được lại chẳng bù nổi tiền trả xe cấp cứu cho những người làm việc quá sức (dĩ nhiên, người lao động phải tự chịu).

Trên cánh đồng nắng và bụi đó, những người đi làm bất hợp pháp vẫn ngày ngày cắm mặt dưới những gốc cây, không bảo hiểm, không visa, không có gì bảo đảm về một điều kiện sống tốt đẹp hơn sau những ngày lao động mệt mỏi. Susan, một cô bạn người Malaysia mà tôi biết, đã vác balô đi làm từ tiểu bang này sang tiểu bang khác. Đổi lại là một làn da đầy tàn nhang, một cuộc sống bấp bênh và những lời đề nghị “tình một đêm” để giải trí qua những ngày làm khắc nghiệt.

Nguồn: Alouc.com

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.