RSS

Du học sinh và người đi du lịch bụi bị bóc lột sức lao động lên đến $1 tỷ Úc kim

17:00 29/10/2018

Những người lao động ngắn hạn tại Úc đã bán sức của mình cho một “hệ thống lỗi” mà không hề biết thực chất họ bị bóc lột lên đến cả tỷ đô la.

Một trong những người sang Úc theo diện lao động kì nghỉ, Rodolphe Lafont phát hiện ra mình bị trả mức lương chỉ $5 cho một giờ thu hoạch trái cây tại một trang trại ở Victoria. Phản ứng của anh khi biết được điều đó là: chẳng phản ứng gì nhiều nhặng, và không chỉ riêng anh Lafont như thế, mà rất nhiều người cùng hoàn cảnh với anh cũng đành phải im lặng.

“Tôi là một người đi du lịch bụi và tôi không muốn can dự gì đến luật sư hay những chuyện phức tạp như thế,” người đàn ông Pháp này đã chia sẻ với SBS News. “Kiện tụng là quá trình vô cùng phức tạp và tốn thời gian.”

Hoàn toàn đối lập với Lafont, sau khi chịu đựng điều kiện sống tồi tàn tại một trong những trang trại ở NSW, vị khách du lịch bụi người Đức Jannik Lasschlott đã không thể ngồi yên mà quyết định tìm sự giúp đỡ từ Fair Work Ombudsman.

Dĩ nhiên là hành động này cũng làm cho anh mất đi việc làm của mình.

“Ngày hôm sau đó họ cho sa thải khoảng 7 người,” anh nói. “Những người mà họ biết là đã đến trình báo cho Fair Work – bao gồm cả tôi.”

French backpacker Rodolphe Lafont was being paid as little as $5 an hour

French backpacker Rodolphe Lafont was being paid as little as $5 an hour.

Anh Lafont và Lasschlott hiện tại đang ở tạm cùng một khu dành cho người du lịch bụi ở Sydney tại khu vực King Cross. Điều này phản ánh lên một thực trạng của những di dân tạm thời đến Úc: hầu hết họ không hề màn đến việc đòi cho bằng được mức lương mà mình bị trả hụt, trong khi đó một số người cố gắng đòi lại thì thường cuối cùng nhận ra là nó không đáng để họ dây vào nhiều rắc rối như vậy.

Đây cũng là một trong những điều chỉ ra được ‘hệ thống lỗi’ mà trong một phúc trình mới mô tả. Hệ thống lỗi này đã cho phép những chủ lao động vô đạo đức bóc lột sức lao động của những người du lịch bụi, những sinh viên quốc tế, và những di dân tạm thời khác, những người có ít lựa chọn thực sự để giúp họ chí ít là bù lại được số tiền mà họ bị bóc lột.

“Rõ ràng là nước Úc hiện tại đang có một số lượng lớn những người thuộc tầng lớp thấp đang phải im lặng, con số đó lên đến cả trăm cả ngàn người lao động di dân bị bóc lột,” Bassina Farbenblum giảng viên Luật tại Đại học NSW và là đồng tác giả của phúc trình đã cho biết.

“Số tiền lương bị bóc lột có thể lên đến một tỷ đô la.”

Jannik Lasschlott

German backpacker Jannik Lasschlott sought out the help of the Fair Work Ombudsman.

Phúc trình “Wage Theft in Silence” được công bố vào hôm thứ Hai này đã sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát quốc gia đầu tiên ở quy mô lớn, dựa trên những người đang nắm giữ visa tạm trú, với hơn 4,300 người đến từ 107 quốc gia khác nhau. Đây cũng là nhóm chiếm khoảng 11% thị trường lao động Úc.

Phúc trình đã phát hiện ra rằng ít hơn 1 trong 10 lao động di dân thực sự phản ứng lại và có hành động đòi lại số tiền lương mà họ bị bóc lột, cho tất cả họ đều biết mình đang bị trả lương thấp dưới mức cơ bản.

Đáng kể đến là hầu  hết lao động tạm thời đều bị trả lương thấp quá mức cho phép, theo thông tin từ cuộc nghiên cứu trước đây thực hiện bởi cô Farbenblum và đồng tác giả Laurie Berg, một giảng viên cấp cao đến từ Đại học Công nghệ Sydney.

Nhóm dữ liệu đầu tiên của cuộc khảo sát được công bố vào năm ngoái, đã chỉ ra được gần như phân nửa số hồi đáp đều trả lời họ nhận được mức lương ít hơn $15 một giờ; một phần ba trong số còn lại thì nhận mức ít hơn $12 một giờ, nghề làm vườn và các công việc trong trang trại được xem là những mảng có mức lương thấp nhất. Mức lương tối thiểu hợp pháp phải là $18.93 cho một giờ làm việc.

“Có khoảng 80% số lao động đã có những trải nghiệm tồi tệ ở trang trại,” quản lý khu nhà ký túc Peter Manziere đã cho SBS News biết, chia sẻ thêm rằng bất cứ ai trọ lại chỗ của công đều có “câu chuyện để kể”.

“Có người chỉ trả họ $5 một giờ, có người trả theo từng giỏ trái cây họ thu hoạch thay vì theo giờ làm,” ông nói. “Họ luôn luôn than phiền về công việc của mình.”

Những thông tin mới nhất được công bố trong phúc trình hôm thứ hai này mới thực sự nhấn mạnh rằng những cố gắng để nêu lên vấn đề này, đối với nhiều lao động thực sự là một điều vô ích.

Theo như phúc trình đề cập, cứ mỗi 100 lao động bị bóc lột, thì chỉ có khoảng 3 người lên trình báo với Fair Work Ombudsman – vốn dĩ là nơi đầu tiên mà lao động di dân tìm đến sự trợ giúp  khi họ gặp phải tình trạng bị bóc lột. Trong số những người đó, phân nửa chẳng hề nhận lại được gì.

Những rào cản chính là việc những lao động này không chịu hành động ngay từ ban đầu, vì lý do là họ thiếu kiến thức về những vấn đề này (42%), chịu sức ép từ chủ lao động (35%), lo lắng về những hậu quả liên quan đến di trú (25%), và lo sợ sẽ mất việc làm (22%).

“Hệ thống này bị hỏng rồi,” cô Berg cho biết. “Hoàn toàn dễ hiểu vì sao hầu hết các lao động di dân giữ im lặng. Nỗ lực và rủi ro khi lên tiếng vốn không đáng, thêm vào đó là cơ hội họ sẽ nhận được tiền lương là vô cùng mỏng manh. ”

Luật sư về việc làm của trung tâm pháp lý Redfern, Sharmila Bargon, cho biết rằng các trường hợp của sinh viên quốc tế mà họ xử lý qua, thường phải cân nhắc xem liệu việc đòi lại mức lương bị  bóc lột cho sinh viên, có đáng để chịu mức rủi ro lên đến 300,000 đô la hay không.

Employment solicitor Sharmilla Bargon said international students they dealt with often weighed up whether recovering wages was worth jeopardising a $300,000 degree.

Employment solicitor Sharmilla Bargon said international students they dealt with often weighed up whether recovering wages was worth jeopardising their degree.

“Họ phải tìm cách cân bằng mức đó chỉ để đòi lại mức lương $5,000,” cô Bargon cho biết, thêm vào đó là trong một số trường hợp chủ lao động đe dọa là sẽ than phiền lên Bộ Nội Vụ vì sinh viên đã vi phạm điều kiện trong thị thực của họ.

“Chính vì vậy mà đối với rất nhiều người, câu trả lời đơn giản nhất là họ chẳng kiện tụng gì, và điều đó vô cùng dễ hiểu.”

Mặc dù nghiên cứu đã khẳng định được những vấn đề trên là có thật, tuy nhiên cũng có một số trường hợp phụ thuộc vào từng hoàn cảnh.

Việc nói kém tiếng Anh không phải là một rào cản làm cho di dân không chịu lên tiếng, điều này được chính cuộc nghiên cứu tìm thấy. Việc khác biệt về văn hóa cũng không phải là một trong những nguyên nhân chính, vì phần lớn những người cố gắng đòi lại số tiền lương của họ lại chính là những di dân tạm thời đến từ châu Á.

Phúc trình cũng nhấn mạnh việc cải tổ hệ thống này là một ‘yêu cầu khẩn cấp’ để giải quyết các động cơ của vấn đề bóc lột và một ‘văn hóa miễn tội’ dựa trên việc cho rằng các lao động bị trả lương thấp thường sẽ giữ im lặng.

Cải tiến những dịch vụ hỗ trợ cho lao động di dân tạm thời và tăng cường các hình thức bảo vệ người di dân cũng được đề cập trong phần đề xuất của phúc trình, điều này bao gồm cả thiết lập một hệ thống tường lửa để ngăn chặn các thông tin về vi phạm điều khoảng thị thực được chia sẻ lên Fair Work Ombudsman tránh khỏi việc đến tay Bộ Nội Vụ.

Một phát ngôn viên của ombudsman cho biết rằng họ đang xem xét phúc trình này.

“Việc hỗ trợ lao động di dân trong các vấn đề về lương bổng và quyền lợi của họ là nhiệm vụ hàng đầu mà Fair Work Ombudsman,” bà cho biết thêm.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.