RSS

Du học sinh và nỗi khổ mang tên Việt kiều

06:00 02/10/2020

Nhiều người vẫn nghĩ cứ ra nước ngoài về nước là Việt kiều, bất kể đó là du học sinh hay lao động. Thế nên mới có chuyện những du học sinh cảm thấy lạ lẫm khi bị gọi với cái tên Việt kiều. Câu chuyện của một du học sinh dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ điều này.

Theo Wikipedia giải nghĩa: Việt kiều (hay người Việt hải ngoại, người Việt Nam ở nước ngoài) là thuật ngữ để chỉ người Việt định cư bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, họ có thể đang mang quốc tịch của nước sở tại.

Còn tôi, tôi không phải sang bên nước ngoài định cư. Cái từ “Việt Kiều” làm tôi cảm thấy có một sự thị phi nặng nề đến từ nó. Tôi vẫn chưa có quốc tịch Canada, Tôi vẫn còn là công dân Việt Nam, tôi chỉ là một du học sinh bình thường.

Nhiều người cứ luôn có ý nghĩ rằng, đi chơi hay đi ăn, Việt Kiều thì phải bao hết. Cơ mà du học sinh đến cái việc trả tiền nhà còn không đủ tiền thì làm gì mà giàu có như nhiều người vẫn nghĩ? .

Thực tế, nước ngoài hay được xem là giấc mơ đổi đời của một số người. Thế nhưng phải sống, phải là người trong cuộc mới thấy rõ được những khó khăn.

Đời sống du học sinh như chúng tôi nhiều lắm vất vả gian nan. Nó chỉ màu hồng khi các bạn đi theo học dạng học bổng chính phủ hay xuất thân từ gia đình có điều kiện.

Còn lại đa phần đều phải lăn lộn mưu sinh nơi xứ người. May mắn chỉ mỉm cười với những bạn đủ kiên trì, nghị lực để tìm cơ hội cho mình.

Thậm chí có những bạn chấp nhận nuốt ngược nước mắt vào trong khi làm ở những nơi trả sai luật, bị ăn chặn tiền lương, chịu bị chủ nhân bắt nạt vì mong muốn có được việc làm nhiều giờ và thu nhập trang trải sinh hoạt bản thân.

Họ đâu biết đằng sau vẻ ngoài tươm tất, nụ cười rạng rỡ khi về thăm nhà kia là những chuỗi ngày làm lụng vất vả, tích cóp từng đồng.

Thực tế, cuộc sống du học đã đủ áp lực với gánh nặng cơm áo gạo tiền rồi. Thế nên mang tiếng “Việt Kiều” nó thật sự khó chịu. Tôi chỉ là du học sinh bình thường, vẫn là một công dân Việt Nam ! Mọi người gọi tôi như vậy làm tôi thấy xa cách vô cùng.

Chính vì vậy, … Xin mẹ, xin cha, xin mọi người hãy gọi chúng đúng với cái tên và cái địa vị mà chúng con sẵn có!

Chúng tôi là du học sinh, sang nước ngoài để học tập rồi trở về chứ không phải Việt Kiều!

Những năm gần đây, nhờ chính sách mở cửa của Canada, việc làm giấy tờ đi du học bên này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với ngày trước.

Thế nên có nhiều bậc cha mẹ cố gắng gồng mình lên để dồn tiền cho con đi nước ngoài, với hy vọng là con mình sẽ tốt nghiệp với một tấm bằng danh giá, sẽ có một công việc tốt đẹp, địa vị cao trong xã hội, và bảo lãnh cho cả nhà sang bên này.

Cũng không thiếu những du học sinh học hành rất tốt, được cả học bổng, làm ở vị trí cao, được nhiều người biết đến.

Nhưng cũng có nhiều em không theo nổi chương trình giáo dục bên này, thất bại về nước.

Thậm chí dù nhà trường đã cố gắng hết sức để giúp đỡ và châm chước cho các em, có nhiều em vẫn có nhiều nỗi lòng mà các em chỉ giữ trong lòng, rồi sinh ra chán nản và trầm cảm. Với hầu hết các du học sinh, khi được gia đình gửi đi học nước ngoài thì rất hào hứng và nhiều hy vọng.

Trước khi đi, các em hứa với gia đình và tự nhủ với bản thân là mình sẽ cố gắng học hành, đồng thời cũng làm việc siêng năng chăm chỉ, để tự lo cho cuộc sống của mình. Nhưng rồi cố gắng thôi không đủ, kết quả của việc học không được như mong đợi, các em cứ nản dần, càng thu mình lại, rồi buông xuôi.

Từ đó mới sinh ra chuyện, đi học muộn hay không muốn đến lớp nữa; điểm ngày càng kém đi; rồi không lên nổi lớp.

Hiện nay, nhiều người vẫn cho rằng nền giáo dục ở nước ngoài không đòi hỏi nặng nề như ở Việt Nam, con mình sang Canada sẽ học giỏi hơn tất cả học sinh bên này.

Tuy nhiên trên thực tế để hiểu được bài vở bên này, học sinh du học phải dành thời gian ít nhất là gấp đôi, gấp ba lần học sinh sở tại vì phải tra từ điển cho các từ vựng, vừa phải nhớ từ mới, và vừa phải học kiến thức mới.

Không chỉ vậy, cách học ở bên này đòi hỏi sự sáng tạo và vận động đầu óc hơn là rập khuôn như ở Việt Nam. Các thầy cô ở đây không đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ hết các kiến thức giảng dạy trên lớp, nhưng các em phải hiểu và áp dụng vào thực tiễn.

Ở Canada, giáo viên không yêu cầu học sinh phải đi học thêm. Nhưng nếu bài giảng không hiểu chỗ nào, các em nên hỏi thầy cô ngay trong lớp hoặc sau giờ học.

Các giáo viên bên này rất thích học sinh hỏi bài, vì điều đó chứng tỏ là học sinh muốn học hỏi, và ham hiểu biết hơn.

Thậm chí các thầy cô có thể hăng hái dành ra hàng tiếng đồng hồ để giải thích bài học cho học sinh. Vậy nhưng nhiều học sinh Việt mình thì không biết điều đó, sợ bị chê cười là học chậm hiểu, nên giấu dốt, không dám đến hỏi bài thầy cô.

Một điều nữa là các em bị áp lực khi cả nhà dồn hết sức cho mình đi, và bắt con là học phải thành tài. Nên khi sang đây, dù không theo kịp được chương trình học bên này nhưng các em cũng không dám về nước.

Là một du học sinh, tôi biết đi du học không hề sung sướng như nhiều người nghĩ, nhất là trong thời gian đầu đặt chân đến một đất nước hoàn toàn xa lạ. Mình phải tự học và tự làm mọi thứ. Nhưng nỗi khổ trong cuộc sống là một, nỗi khổ tâm thì còn nặng nề hơn gấp ngàn lần.

Buồn một nỗi là nhiều khi các du học sinh không biết chia sẻ cùng ai vì sợ bị chê cười, chế diễu. Cha mẹ cần hiểu tâm lý của con mình để động viên khích lệ con mình. Sự ủng hộ về tinh thần là rất quan trọng, nhất là khi con mình ở xa nhà, cô đơn bơ vơ nơi xứ người.

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.