Du học Úc: Yêu cầu tiếng Anh đầu vào sẽ thắt chặt hơn nhiều
Các sinh viên quốc tế có nguyện vọng học tại các trường đại học của Úc có thể sẽ phải đối mặt với yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào thắt chặt hơn sau sự kêu gọi của Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew.
Trong thời gian gần đây đã có nhiều lời kêu gọi chính phủ liên bang xem xét lại các yêu cầu về trình độ tiếng Anh đầu vào tại các trường đại học của Úc trước lo ngại rằng nhiều sinh viên quốc tế đang bị tụt lại phía sau.
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrew đã viết một bức thư gửi Nghiệp đoàn Giáo dục Đại học Quốc gia bang Victoria. Trong đó, ông hứa sẽ thúc giục chính phủ của Thủ tướng Morrison thực hiện các thay đổi.
Theo như các yêu cầu hiện tại, những người muốn có visa du học cần đạt ít nhất 5.5 điểm IELTS.
Hầu hết các trường đại học tại Úc yêu cầu du học sinh đạt điểm IELTS từ 6 đến 7, nhưng chính phủ vẫn sẽ cấp visa cho du học sinh đạt 4.5 điểm IELTS– trình độ được phân loại ở mức nắm bắt tiếng Anh hạn chế – nếu họ đăng ký khóa học tiếng Anh chuyên sâu kéo dài 20 tuần sau đó.
Mặc dù các sinh viên cần phải trải qua khóa học, họ không cần phải làm lại bài kiểm tra tiếng anh.
Quyền Bộ trưởng Giáo dục Đại học bang Victoria James Merlino đã tuyên bố rằng vấn đề trình độ tiếng anh đầu vào ảnh hưởng đến khả năng học tập của các sinh viên quốc tế tại Úc.
“Sinh viên quốc tế là một phần quan trọng trong hệ thống giáo dục bang Victoria, nhưng điều đáng lo ngại ở đây là thực trạng một số sinh viên đang theo học các khóa học không có đủ kỹ năng tiếng Anh để hoàn thành chúng” ông nói.
“Điều này là thiếu công bằng cho cả sinh viên và đội ngũ giảng viên. Đó là lý do tại sao chúng tôi sẽ xem xét đệ trình vấn đề này lên cấp liên bang”.
Tuy nhiên, sau đó, Bộ trưởng Giáo dục Liên bang Dan Tehan đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản.
Theo đó, ông cho rằng trách nhiệm của các trường đại học là đảm bảo các sinh viên đạt được đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ.
Ông Dan Tehan nói “Mọi người có thể đánh giá chất lượng ngành giáo dục bằng số lượng sinh viên quốc tế đến Úc học tập. Trung tâm Giáo dục Đại học Toàn cầu có trụ sở tại Anh còn dự báo Úc sẽ vượt Anh trở thành điểm đến phổ biến thứ hai trên thế giới cho sinh viên quốc tế trong năm nay “.
“Các trường đại học có trách nhiệm đảm bảo sinh viên có kỹ năng ngôn ngữ để tham gia đầy đủ các khóa học và đáp ứng các yêu cầu của Khung Tiêu chuẩn Giáo dục Đại học năm 2015.
Chủ tịch Nghiệp đoàn Giáo dục Đại học Quốc gia, Tiến sĩ Alison Barnes, cho hay việc cắt giảm ngân sách liên bang cho lĩnh vực đại học đã không giúp cải thiện tình hình. Đội ngũ cán bộ, nhân viên để giúp đỡ sinh viên cũng trở nên khan hiếm hơn.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Alison Barnes đồng ý rằng trách nhiệm vẫn thuộc về các trường đại học.
“Các trường đại học Úc đều tự chủ và họ chịu trách nhiệm đề ra các tiêu chuẩn của riêng họ. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi các trường đại học hành động một cách có trách nhiệm khi tuyển sinh”.
Nhưng Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc Phil Honeywood lại khẳng định các trường đại học đã đặt ra tiêu chuẩn tiếng Anh đầu vào cao cho sinh viên quốc tế.
“Úc có một số yêu cầu tiếng Anh đầu vào nghiêm ngặt nhất thế giới đối với bất kỳ chương trình giáo dục sau đại học nào “, ông nói.
“Các quy định cứng rắn của chúng tôi trong lĩnh vực này đáng để các quốc gia như Canada, New Zealand và Anh ghen tị. Đó là những quốc gia chúng ta đang tích cực cạnh tranh”.
Hội đồng Sinh viên Quốc tế Úc cho biết họ hoan nghênh việc đánh giá lại trình độ tiếng Anh khi cấp visa cho sinh viên quốc tế.
Cùng với đó, phát ngôn viên của Hội đồng Manfred Mletsin yêu cầu các trường đại học cũng cần thể hiện rõ vai trò của họ.
“Các trường đại học chắc chắn sẽ phải làm việc cùng nhau để giải quyết vấn đề này. Các trường đại học hay chính phủ không thể tự mình làm được. Nguyên do bởi vì rõ ràng là các trường đang vừa phải thu hút thêm sinh viên vừa phải giữ chất lượng giáo dục ở mức cao”.
“Tương tự như vậy, rõ ràng rằng chính phủ luôn muốn sinh viên tốt nghiệp một cách trọn vẹn”.
Anh Mletsin hiện đang theo học tại thành phố Darwin sau khi rời Estonia.
Anh học tiếng Anh ở trường tiểu học và trung học. Anh nói rằng kỹ năng ngôn ngữ đã không ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đại học của mình.
Nhưng anh cho rằng đối với những sinh viên quốc tế, việc không thành thạo tiếng Anh có thể có tác động đến tinh thần của họ.
“Rất nhiều sinh viên mắc chứng lo âu, mắc chứng trầm cảm. Dù không phải là một nhà tâm lý học, tôi có thể cảm nhận được điều đó ở các sinh viên”, ông nói.
“Và có một vấn đề nảy sinh. Theo đó, sinh viên phải “vật lộn” với các bài học hoặc tham gia làm việc nhóm. Nhiều người thực sự phải vật lộn với các bài tập, họ thường phải làm việc chăm chỉ gấp đôi so với mức cần thiết”.
Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc cho rằng bản thân sinh viên quốc tế cũng đóng vai trò nhất định.
Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Úc Phil Honeywood nói: “Họ thường mắc sai lầm khi ở chung với các sinh viên cùng quốc tịch. Do đó, họ nói cùng một ngôn ngữ và thường lại không phải là tiếng Anh”.
“Chính vì vậy, trách nhiệm cá nhân cần phải được kết hợp với trách nhiệm của các nhà làm giáo dục, những người phải đảm bảo sinh viên của họ đáp ứng các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt của Úc”.
Nguồn: Sbs.com.au
Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł
Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.