RSS

Facebook, Google, Apple nói gì khi sắp sửa bị chính phủ Australia “sờ gáy”?

16:30 15/08/2018

Chính phủ Autraslia vừa đề xuất dự luật nhằm vào Facebook, Google và Apple với lý do các gã khổng lồ công nghệ này đã cung cấp quyền truy cập thông tin liên lạc được mã hóa để thực thi cách hoạt động phạm pháp liên quan tới chính trị.

Ảnh: AFR

Ảnh: AFR

Dự luật giải mã thông tin liên lạc mới của chính phủ Australia

Luật Viễn thông và Pháp luật sửa đổi (Hỗ trợ và tiếp cận) 2018 hiện vẫn trong giai đoạn dự thảo nhưng sẽ cho phép người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật Australia yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ mạng lớn trả lời về cách giải mã thông tin liên lạc.

Chính phủ đề xuất ba mức thông báo “hỗ trợ” có thể được chuyển giao cho các công ty công nghệ bao gồm: yêu cầu hỗ trợ tự nguyện, thông báo yêu cầu các công ty công nghệ giải mã thông tin liên lạc và địa điểm thực hiện quá trình này, hoặc khả năng giải mã nếu không các phương tiện kỹ thuật kỹ thuật được thiết lập sẵn.

Quan trọng hơn, bộ luật này sẽ không hạn chế trong biên giới Australia và không chỉ dừng lại ở các nhà cung cấp dịch vụ mạng viễn thông tại quốc gia này. Chính phủ dự kiến sẽ mở rộng từ “các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được chỉ định” thành các “nhà cung cấp dịch viễn thông trong nước và nước ngoài, nhà sản xuất thiết bị, nhà sản xuất linh kiện, cung cấp ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thống”

Điều này có nghĩa là nội dung của mọi ứng dụng tin nhắn, tài khoản email hay thậm chí bộ nhớ thiết bị đều nằm trong danh sách được Chính phủ Australia yêu cầu giải mã.

Bộ Nội vụ Australia đã liệt kê danh sách các công ty phải cấp quyền truy cập dữ liệu bao gồm: Facebook, Instagram, Reddit, Twitter, WhatsApp, Signal, Telegram. Dữ liệu mà chính phủ Australia sẽ được quyền tiếp cận thậm chí có cả bình luận trên các trang thông tin.

3 cấp độ “hỗ trợ” pháp luật mà các cơ quan thực thi pháp luật và an ninh Australia đòi hỏi từ các công ty công nghệ chi tiết như sau:

Yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật: Thông báo cung cấp “hỗ trợ  tự nguyện” cho các cơ quan thực thi luật pháp để “bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật”.

Thông báo hỗ trợ kỹ thuật: Thông báo yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp bản giải mã. Theo đó “họ (các công ty công nghệ) có khả năng cung cấp tính hợp lý, cân đối và khả thi về mặt kỹ thuật” , nơi “phương tiện hiện có” đủ để giải mã thông tin liên lạc. (VD: thiết bị đầu cuối được mã hóa).

Thông báo về khả năng kỹ thuật: Thông báo do Tổng trưởng lý Bộ tư pháp Australia ban hành, đòi hỏi các công ty công nghệ phải “xây dựng cơ sở vật chất mới” để giải mã các thông tin liên lạc phục vụ cho việc thực thi pháp luật. Dự luật quy định điều khoản không bao gồm khả năng “loại bỏ lớp phòng vệ điện tử, chẳng hạn như mã hóa.

Phát biểu trên kênh truyền hình ABC tại Australia ngày 14/8, ông Taylor nhấn mạnh rằng các công ty công ty công nghệ có thể cấp quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu mà không làm suy yếu hệ thống an ninh của họ.Bộ trưởng Bộ tư pháp và an ninh mạng của Australia, Angus Taylor cho biết các điều luật mới là vô cùng cần thiết để thực thi pháp luật trong kỷ nguyên số: “Chúng tôi phải đảm bảo rằng luật pháp thích nghi nhanh chóng với những hiểm họa truyền thông trực tuyến từ đối tượng muốn làm hại Australia”. Ông Taylor nói:“Những điểm cải cách này sẽ cho phép các cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan ngăn chặn truy cập nguy hiểm mà không ảnh hưởng tới an ninh mạng. Các biện pháp ngăn chặn tín hiệu mã hóa hoặc phương thức được gọi là backdoor”.

“Chúng tôi đảm bảo rằng không phá vỡ hệ thống mã hóa của các công ty”. Ông Taylor nói: “Chúng tôi không yêu cầu họ làm suy giảm hàng rào an ninh bởi chúng tôi hiểu bảo mật đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới truyền thông” và “các cơ quan hành pháp có thể thuyết phục rằng có thể duy trì sự cân bằng mà không làm ảnh hưởng tới các hệ thống mã hóa”.

Giới công nghệ phản hồi như thế nào?

Facebook, Google, Apple nói gì khi sắp sửa bị chính phủ Australia “sờ gáy”? - ảnh 1

Ảnh: FinancialExpress

Phát biểu trên CNET, Facebook và Google đã trích dẫn tuyên bố của Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật số Australia: “Là một trong những ngành công nghiệp, chúng tôi làm việc mỗi ngày để giúp bảo vệ sự riêng tư của những người sử dụng dịch vụ, cũng như hỗ trợ lợi ích kinh tế và xã hội của công nghệ mã hóa. Đồng thời, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của chính phủ để đảm bảo an toàn. Đó là lý do chúng tôi làm việc với nhà hành pháp để đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu theo luật pháp hiện hành và các điều khoản dịch vụ tương ứng”.

“Ngành công nghiệp đã phát triển một bộ nguyên tắc toàn cầu kêu gọi các chính phủ trên khắp thế giới, bao gồm Australia, áp dụng các đạo luật thực hiện và giám sát phù hợp tiêu chuẩn của quyền riêng tư, tự do ngôn luận và quy định của pháp luật. Chúng tôi hy vọng có một cuộc đối thoại mang tính xây dựng và công khai về bộ nguyên tắc này, trước khi dự luật được quốc hội thông qua”.

Phía Apple từ chối trả lời câu hỏi của CNET xung quanh dự luật trên.

Mặc dù các công ty công nghệ đều tỏ ra thận trọng khi phản ứng của họ đối với dự thảo luật của chính phủ Australia, nhưng trước đó họ đã đấu tranh để đảm bảo vấn đề an ninh và những nỗ lực của chính phủ có thể làm suy yếu hệ thống mã hóa.

Năm 2016, Apple từng công khai từ chối yêu cầu của FBI nhằm giành quyền truy cập vào chiếc iPhone của kẻ khủng bố chịu trách nhiệm trong vụ tấn công tại Mỹ. Cuối cùng, Apple đã được lệnh buộc phải mở khóa, nhưng công ty cho rằng vụ việc này đã đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho an ninh thế giới. Nghi vấn về việc tạo ra cửa sau (back door) cho mục đích thực thi pháp luật mà không làm suy yếu an ninh vẫn là trung tâm của cuộc tranh luận bảo mật hiện nay.

Theo CNET / Viettimes

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.