Giá bất động sản cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, người cao niên Úc kéo ra ngoại quốc "dưỡng già"
Trước tình hình bất động giá quá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ và trợ cấp hưu trí khiêm tốn, nhiều người cao niên Úc quyết định kéo nhau ra nước ngoài sống.
Sau những ngày tháng làm việc vất vả với nhiều người cao niên nói chung và cao niên Úc nói riêng, những tháng ngày nghỉ hưu là lúc họ có thời gian cho riêng mình, để làm những điều mình thật sự mong muốn, và sống cuộc sống an nhàn.
Nhưng trên thực tế không phải lúc nào mọi thứ cũng thuận lợi và dễ dàng với những người cao niên đã về hưu. Tại Úc, điều này cũng đang diễn ra.
Theo đó, trong 10 năm qua trước tình hình giá bất động sản và chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, số người Úc nghỉ hưu ra nước ngoài sinh sống đã tăng lên đáng kể .
Người Úc ưa thích những điểm đến là Thái Lan, Tây Ban Nha, Campuchia, và Việt Nam.
ABC trích dẫn số liệu của ABS (Nha Thống Kê Úc) cho thấy, trong năm 2016, 11,660 người Úc trên 55 tuổi đã chuyển hẳn ra nước ngoài sinh sống trọn những quãng ngày tuổi già của mình. Con số này tăng đáng kể nếu so với năm 2005, lúc đó chỉ có 7,910 người về hưu làm việc này mà thôi.
Các điểm đến phổ biến nhất của người dân Úc bao gồm New Zealand, Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha.
Với nhiều người Úc, khi ở nước ngoài họ thật sự có được những phút an nhà, không phải lo nghĩ về chi phí như sinh sống ở trong nước.
Bà Norah Ohrt một cao niên người Úc đang sống ở Tây Ban Nha cho biết, đó là một thế giới khác xa cuộc sống của bà hồi ở Úc. Chính bà cũng khó tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ như thế nào nếu bà ấy vẫn còn sống ở Úc.
Kể về cuộc di dời qua nước ngoài sinh sống, bà Norah nói bắt đầu từ 5 năm trước bà đã chuyển tất cả đồ đạc của mình cùng hai con mèo đến Martos, một thị trấn xinh đẹp của Tây Ban Nha.
Được biết, trong số 24,000 cư dân của Martos, Norah là người Úc duy nhất có tên trong danh sách của hội đồng thị trấn này.
Tại Martos, bà Norah sống thoải mái trong căn nhà ba phòng ngủ, hai phòng tắm cao cấp hướng ra nhìn toàn cảnh thành phố cổ. Chi phí hàng ngày của bà Norah cũng rất hợp lý, sống khá thoải mái.
Bà Norah cho biết, một bữa ăn gồm ba món có giá khoảng 12 đô la, mức phí hội đồng hàng năm là 110 euro (175 đô la) và hóa đơn nước chỉ 120 euro (192 đô la). Như vậy chỉ cần tiền hưu từ Úc là bà đã đủ để thanh toán hóa đơn rồi.
Thậm chí chỉ bằng cách sử dụng tiền hưu bổng của mình, bà Norah đã cải tạo ngôi nhà trị giá 65,000 đô la ở Martos.
Nói về việc này, bà Norah cho biết, có nhiều người bạn Úc của bà cũng đã bị cám dỗ bởi cuộc sống hưu trí tuyệt vời ở nước ngoài, mà ở Tây Ban Nha nhà bình thường chỉ có giá khoảng $20,700.
Bà Norah đưa ra lời khuyên, nếu bạn đang hưởng trợ cấp của chính phủ Úc và đang gặp khó khăn, thì nên tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt nếu bạn biết ngôn ngữ thứ hai thì có thể sử dụng.
Nhưng nhiều người cao niên vẫn lo lắng không biết làm sao nhận tiền hưu trí khi ở nước ngoài?
Tại Úc, việc tiếp cận tiền hưu trong khi sống ở nước ngoài phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả thời gian đi nước ngoài, liệu tài sản và thu nhập có thay đổi gì không và liệu có nhận lương hưu của một quốc gia nào khác hay không.
Thông tin cho biết, hiện nay Úc có 31 thỏa thuận với các quốc gia như Tây Ban Nha, Nhật Bản và Ý cho phép liên kết bảo hiểm xã hội, khắc phục các rào cản trong việc thanh toán lương hưu trong các lĩnh vực như quốc tịch.
Theo đó, tùy thuộc vào nơi cư trú của người hưu trí và thời gian họ đã sống ở mỗi quốc gia. Những người hưu trí cũng có thể đủ điều kiện để nhận trợ cấp được thỏa thuận chia sẻ Úc và quốc gia mà họ sống.
Dù vậy, nhưng người về hưu nên cảnh giác với các điều kiện để có thể nhận được tiền hưu khi ở nước ngoài.
Trong năm 2013, Úc đã có một sự điều chỉnh lớn với người về hưu sống ở nước ngoài.
Theo đó, nếu một người hưu trí quyết định trở về Úc sau khi ở nước ngoài, rồi trong vòng 2 năm từ khi về Úc mà họ đi ra nước ngoài từ 6 tuần trở lên, thì có thể bị cắt tiền hưu.
Bộ Dịch vụ Nhân sinh cho biết, người về hưu phải báo cáo kế hoạch đi lại của họ thông qua cổng thông tin trực tuyến của Centrelink, nếu họ dự định chuyển ra nước ngoài hoặc đi du lịch nước ngoài trong hơn sáu tuần.
Liên quan đến vấn đề này, Ryan Cullinan, một cố vấn tài chính quốc tế của Compare Return chia sẻ, khi nhìn vào lương hưu khi về già, mọi người nên tham khảo với một chuyên gia hoạch định tài chính trước khi chuyển ra nước ngoài vĩnh viễn.
Ngoài những điều trên, nhiều người vẫn quan tâm đến việc chăm sóc y tế sức khỏe thế nào khi ở nước ngoài?
Theo Bộ Dịch vụ Nhân sinh, công dân Úc sống ở nước ngoài trong hơn 5 năm và thường trú nhân sống ở nước ngoài hơn 12 tháng sẽ bị mất quyền lợi Medicare. Và những người này cũng được miễn trả tiền thuế Medicare.
Trên thực tế, chi phí y tế ở nước ngoài thường rẻ hơn, đặc biệt là một số nước có giá cả thấp nên việc mất Medicare có thể không phải là vấn đề gì lớn với một số người nghỉ hưu.
Tuy nhiên, ở một số quốc gia, người về hưu có thể trả hết nợ nần trước khi họ đủ điều kiện được bảo hiểm theo hệ thống y tế công cộng. Do vậy trước khi chuyển ra nước ngoài, người về hưu nên nghiên cứu kỹ càng và so sánh các chính sách bảo hiểm y tế tư nhân, các cơ sở y tế công cộng có sẵn và các cơ sở y tế.
Theo: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.