RSS

Giải đáp những thắc mắc về du học Úc (phần 1)

22:52 27/12/2017

Báo Úc giải đáp thắc mắc về các vấn đề thường gặp phải khi xin visa du học Úc và các vấn đề thường gặp phải khi du học Úc

1. Làm thế nào để tôi có thể chọn trường và ngành học phù hợp tại Úc?

Bạn hãy đưa ra các tiêu chí cụ thể và sau đó có thể khoanh vùng các trường phù hợp với bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

– Năng lực của bản thân (khả năng học tập, năng khiếu, trình độ anh văn)

– Mong muốn nghề nghiệp tương lai

– Khả năng tài chính

– Hiểu biết về Yêu cầu đầu vào của các trường

– Địa điểm bạn muốn đến học là thành phố nào?

– Nếu sinh viên mong muốn định cư tại Úc, việc lựa chọn địa điểm học rất quan trọng. Nếu địa điểm học thuộc vùng xa xôi, ít dân cư, sẽ được cộng thêm điểm để xét cấp thẻ định cư.

2. Con tôi có học lực trung bình và chưa có chứng chỉ tiếng Anh thì có du học Úc được không?

– Có. Phần lớn các trường ở Úc đều yêu cầu học lực trung bình khá trở lên.

– Chứng chỉ tiếng Anh: Đối với bậc đại học, điều kiện tiếng Anh là chứng chỉ IELTS 5.5 – 6.5 tùy theo chương trình học. Nếu chưa có chứng chỉ tiếg Anh thì sinh viên có thể đăng ký một khóa học tiếng Anh tại Úc và trả thêm tiền học tiếng Anh.

3. visa Úc xét thế nào?

Điều kiện visa: Trước đây, việc xin visa Úc rất khó khăn, với các yêu cầu về chứng minh tài chính, chứng chỉ tiếng Anh, phỏng vấn…Tuy nhiên, từ ngày 24/3/2012, việc xét visa Úc trở nên đơn giản hơn rất nhiều, mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên Việt Nam. Cụ thể như sau:

– Visa bậc 1: Khi đăng ký các khóa học đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại 41 trường trong danh sách xét visa bậc 1, sinh viên không cần phải chứng minh nguồn gốc tài chính, chỉ cần sổ tiết kiệm, không cần chứng chỉ tiếng Anh, không phỏng vấn xin visa.

– Visa bậc 2: Áp dụng với các trường đại học, học viện… không thuộc danh sách 41 trường đã nêu, chương trình học trung học phổ thông và một số khóa ngắn hạn. Visa bậc 2 yêu cầu phải chứng minh nguồn gốc tài chính của người bảo lãnh.

– Visa bậc 3: Chủ yếu áp dụng với các khóa cao đẳng, các khóa học nghề… Với bậc xét này, ngoài việc phải chứng minh nguồn gốc tài chính, sinh viên còn phải có chứng chỉ Ielts tối thiểu 4.5 khi xin visa.

3. Chương trình du học Úc yêu cầu nộp tiền học phí và bảo hiểm y tế thế nào?

Đối với một số loại visa sinh viên (visa phổ thông, đại học, sau đại học, thạc sĩ nghiên cứu và tiến sĩ), người nộp đơn phải đóng tiền học phí và bảo hiểm y tế (cho toàn bộ thời gian học) trước cho trường để có được thư nhập học chính thức (eCOE) nộp cùng hồ sơ xin visa. Đối với các loại visa sinh viên khác (visa học tiếng Anh, dự bị, cao đẳng), việc đóng học phí và bảo hiểm y tế có thể thực hiện sau khi hồ sơ visa của học sinh đã được Đại sứ quán Úc sơ duyệt.

4. Thư mời học và Thư chấp nhận học chính thức COE là gì?

– Thư mời học là một thư thống báo trúng tuyển của trường ở Úc gửi cho học sinh.

– Thư chấp nhận học chính thức CoE là thư này khẳng định bạn đã được nhận vào học và đồng thời xác nhận bạn đã hoàn thành thủ tục tài chính. Thư chấp nhận học chính thức là bắt buộc cho việc xin visa.

5. Tôi tốt nghiệp hệ tại chức tại Việt Nam có chuyển tiếp sang Úc được không?

– Có. Các sinh viên tốt nghiệp đại học hệ tại chức, từ xa đều có thể du học tiếp bậc thạc sỹ tại Úc, nếu bạn dưới 40 tuổi.

6. Tôi tốt nghiệp từ một đại học dân lập tại Việt Nam có thể sang Úc học thạc sỹ được không?

– Có. Các sinh viên tốt nghiệp đại học dân lập đều có thể du học tiếp bậc thạc sỹ tại Úc.

7. Tôi tốt nghiệp từ hệ cao đẳng tại Việt Nam có thể chuyển tiếp sang Úc học đại học được không?

– Có. Các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng có thể du học tiếp khóa đại học tại Úc.

8. Tôi tốt nghiệp đại học tại Việt Nam có thể chuyển tiếp sang Úc học đại học được không?

– Có. Các sinh viên tốt nghiệp đại học có thể du học tiếp văn bằng đại học khác tại Úc.

9. Tôi tốt nghiệp đại học một ngành tại Việt Nam có thể chuyển tiếp sang Úc học thạc sỹ ngành khác được không?

– Có. Các sinh viên tốt nghiệp đại học có thể học thạc sỹ một ngành khác. Không áp dụng đối với sinh viên học ngành y, dược, kỹ thuật và nghệ thuật.

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi

Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.