Victoria: Giao tiếp tốt đẹp của người tỵ nạn mang lại việc chuẩn bị đối phó cháy rừng tốt hơn
Một nhóm sắc tộc thiểu số Karen sinh sống tại vùng quê Victoria cho biết họ chuẩn bị cho mùa cháy rừng sắp tới kỹ càng hơn bao giờ hết.
Một chiến dịch nâng cao nhận thức là kết quả của các nghiên cứu và họ tìm thấy một số di dân mới đến đã không nhận được các thông điệp an toàn về các thảm họa thiên nhiên.
Đối với di dân thuộc sắc tộc thiểu số Karen ở Thái Lan là anh Thahser Blehdah, cuộc sống tại vùng nông thôn Victoria rất an bình hơn trại tỵ nạn ở Thái Lan nơi anh lớn lên, thế nhưng lại có những loại hiểm nguy khác biệt.
“Chúng tôi chẳng có nạn cháy rừng tại Thái Lan, bởi vì chúng tôi sống ở vùng nhiệt đới".
"Chúng tôi có những cây cối xinh đẹp hay những bãi cỏ xanh tươi, vì vậy chúng tôi chẳng có nạn cháy rừng”, Thahser Blehdah.
Anh nầy là một trong số khoảng 250 người tỵ nạn Karen định cư tại vùng Nhill ở phía tây tiểu bang Victoria.
Anh hy vọng giúp cho cộng đồng hiểu biết về những hiểm nguy bằng cách xem một đoạn video được sản xuất cho các di dân Karen biết được về vấn đề an toàn.
Karen là một sắc tộc thiểu số từ Myanmar và họ bị buộc phải lánh nạn tại Thái Lan do bị đàn áp.
Cô Mura Htoo cho biết, cộng đồng nhỏ bé và thân thiện tại Nhill hiện rất hoan nghênh những người tỵ nạn Karen.
“Tôi thực sự yêu thích sinh sống tại đây, nó thực đẹp và ấm áp và cảm thấy như tại quê nhà".
"Tôi sống ở Melbourne trong 7 năm qua, láng diềng và tôi chẳng bao giờ gặp mặt nhau dù chỉ để chào hỏi".
"Ngay khi tôi dọn đến Nhill nơi tôi hiện ở đây, chỉ một ngày và láng diềng tôi chào hỏi và chúng tôi bắt đầu câu chuyện, vì vậy tôi cảm thấy thân thiện hơn và cũng an toàn hơn nữa. Vâng đây là một nơi thực sự đáng sống tại đây”, Mura Htoo.
Thế nhưng mùa hè nóng bức và khô ráo tại phía tây Victoria, mang lại một nguy hiểm mà ít người di dân Karen có dịp tiếp xúc.
Bà Annette Creek, Chủ tịch Trung tâm Dạy Nghề tại Nhill, nói rằng có một số khó khăn về hỏa hoạn trong cộng đồng.
Emma 2
“Vâng có những khó khăn, đơn thuần là một khoảng cách về hiểu biết và thái độ làm ngơ nữa".
"Có một sự việc khi một người trong cộng đồng Karen, vô tình gây ra đám cháy do nướng cá bên bờ sông, thế nhưng chẳng ai cố ý trong việc đó và chỉ là việc họ không hiểu biết chuyện gì xảy ra, trong tình huống như vậy”, Annette Creek.
Tình nguyện viên thuộc đội Cứu hỏa vùng quê là Trevor Schwarz nói rằng, vùng Nhill thường có một trận cháy rừng mỗi năm.
“Mỗi năm nguy cơ về cháy rừng tại khu vực nầy thật là lớn lao, do chúng ta có đến 6 tháng hoàn toàn khô ráo".
"Một số người gọi đó là hạn hán, thế nhưng đó chỉ là thời gian khô ráo theo mùa mà thôi”, Trevor Schwarz.
Anh cho biết, các cố gắng nhằm thu hẹp khoảng cách về hiểu biết đã tỏ ra khó khăn, một phần do một số người Karen sợ hãi những người mặc đồng phục, trong trường hợp nầy là các lính cứu hỏa, với các chế độ quân phiệt mà họ khiếp sợ tại Myanmar và tại Thái Lan.
“Mối tương tác với cộng đồng người Karen đã có từ 10 năm qua, nhưng chỉ trên căn bản cá nhân mà thôi".
"Đó là chuyện xây dựng cây cầu, bởi vì phần lớn quân phục của chúng tôi khiến họ sợ hãi, do họ là những người tỵ nạn và đến từ một nền văn hóa khác biệt”, Trevor Schwarz.
“Tất cả là về cộng đồng, một người Karen giáo dục một người khác. Vì vậy đó không phải là quyền hạn, quyền lực bảo cho quí vị làm chuyện nầy hay chuyện khác. Đó chỉ là một người bạn nói cho tôi biết về những điều tôi có thể và không làm được mà thôi”, Thablay Sher.
Còn cô Mura Htoo nói rằng, việc né tránh những người mặc quân phục là chuyện phổ biến trong cộng đồng di dân Karen và đôi khi những người sống lâu năm tại đây, tìm cách giúp đỡ những người mới đến về chuyện nầy.
“Tại Thái Lan khi chúng tôi thấy một binh sĩ hay cảnh sát, chúng tôi phải luôn luôn chạy trốn”.
Trong khi đó, ông Scott Hanson Easey một nhà nghiên cứu thuộc phân khoa Y tế Công cộng tại đại học Adelaide, đã cộng tác với cộng đồng Nhill nhằm đề ra một cách thức mới về việc chuyển tải thông điệp an toàn về hỏa hoạn.
Ông cho biết kế hoạch xuất hiện, sau khi các nghiên cứu cho thấy tin tức về các nguy hiểm do thiên nhiên tạo nên, không luôn luôn được đón nhận đầy đủ hay hiểu biết, trong các cộng đồng di dân mới đến Úc, đặc biệt là những người thuộc nguồn gốc tỵ nạn, mà tiếng Anh không được thông thạo.
“Vì vậy có một khoảng cách thực sự, một khoảng cách gây nhiều quan ngại, bởi vì nó bỏ rơi một nhóm người trên khắp nước Úc, do họ không nhận được thông điệp về việc làm thế nào được an toàn trong các trường hợp khẩn cấp hay thiên tai”.
Một trong những người tham dự trong việc sản xuất cuốn video là cô Thablay Sher cho biết, cô nghĩ rằng kiểu mẫu nầy sẽ hữu hiệu, do có sự tham gia rất đông của những người di dân Karen.
“Tất cả là về cộng đồng, một người Karen giáo dục một người khác. Vì vậy đó không phải là quyền hạn, quyền lực bảo cho quí vị làm chuyện nầy hay chuyện khác. Đó chỉ là một người bạn nói cho tôi biết về những điều tôi có thể và không làm được mà thôi”, Thablay Sher.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.