RSS

Hai học giả Úc có tư tưởng “bài Trung” bị Bắc Kinh cấm nhập cảnh

11:02 25/09/2020

Hôm 24-9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin chính quyền Trung Quốc đã cấm hai học giả của Úc được nhập cảnh vào nước này vì họ có tư tưởng chống Trung Quốc.

Động thái này làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai nước. Hai học giả được đưa vào “danh sách đen” là Clive Hamilton và Alex Joske.

Tờ báo cho biết quyết định được đưa ra sau khi Úc thu hồi thị thực của hai học giả Trung Quốc với cáo buộc họ “xâm nhập”, tác động vào nền học thuật của nước này vào đầu tháng 9.

Quan hệ Úc – Trung xấu đi nhanh chóng liên quan đến các vấn đề tranh chấp thương mại từ sau khi Úc kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra nguồn gốc coronavirus gây ra dịch Covid-19 và cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề đối nội của nước này.

Hai học giả Úc có tư tưởng “bài Trung” bị Bắc Kinh cấm nhập cảnh

Về hai học giả bị Bắc Kinh cấm nhập cảnh thì Joske là một nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Úc, bị Thời báo Hoàn cầu cáo buộc là học giả “khét tiếng vì đã tung ra những tuyên truyền chống Trung Quốc và bịa đặt ra các vấn đề để chống Trung Quốc”.

Còn Hamilton, giáo sư chuyên ngành đạo đức công cộng tại Đại học Charles Sturt đã cáo buộc đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện một chiến dịch nhằm gây ảnh hưởng trong nền chính trị Úc trong một cuốn sách phát hành vào năm 2018.

Trung Quốc trở thành mục tiêu điều tra “can thiệp nước ngoài” của Úc

Hôm 16-9, Reuters đưa tin chính quyền Úc chính thúc nêu tên Trung Quốc trong một tài liệu của toà án, biến nước này trở thành một thực thể nước ngoài bị điều tra bởi cảnh sát.

Đây là cuộc điều tra đầu tiên về sự can thiệp của nước ngoài ở Úc.

Theo đó tài liệu đệ trình lên Toà án tối cao Úc vào ngày 1-9 bởi luật sư của chính phủ Úc là sự thừa nhận chính thức đầu tiên của Canberra rằng một cuộc điều tra đang được tiến hành về một âm mưu bị cáo buộc nhằm gây ảnh hưởng đến một chính trị gia Úc với trọng tâm điều tra là Trung Quốc.

Trước đó truyền thông Úc đưa tin chính quyền đã tổ chức một cuộc bố ráp vào các văn phòng của một chính trị gia bang New South Wales và nhân viên của ông này vào ngày 26-6, bị tình nghi có hoạt động liên quan đến Trung Quốc.

Một lệnh khám xét đã được sử dụng. Trong khi John Zhang– người làm việc cho chính trị gia Shaoquett Moselmane thuộc đảng Lao động ở bang New South Wales đã yêu cầu Toà tối cao huỷ bỏ lệnh khám xét nhà riêng, địa điểm kinh doanh và văn phòng của Moselmane ở quốc hội.

Phía chính phủ Úc khẳng định Moselmane “ngấm ngầm” làm việc vì lợi ích của Trung Quốc.

Trước đó Úc đã ban hành Luật can thiệp nước ngoài, trong đó chứa các điều khoản hình sự hóa những hành vi được cho là có hại hoặc bí mật của các chính quyền nước ngoài nhằm tìm cách can thiệp vào các quy trình dân chủ của Úc để hỗ trợ cho các hoạt động tình báo của họ hoặc gây phương hại đến an ninh quốc gia Úc.

Hôm 16-9, tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney (Úc) đã phản ứng giận dữ với một bản tin của đài ABC cho biết một trong những quan chức của họ cũng có tên trong lệnh khám xét của chính quyền sở tại.

“Những cáo buộc rằng Tổng lãnh sự quán và quan chức của chúng tôi tham gia vào các hoạt động xâm nhập là hoàn toàn vô căn cứ và không có gì khác ngoài những lời vu khống ác độc” – lãnh sự quán Trung Quốc lên tiếng.

Quan hệ Úc – Trung Quốc trở nên căng thẳng từ khi Canberra kêu gọi cộng đồng quốc tế tổ chức một cuộc điều tra về nguồn gốc của coronavirus.

Theo: congan.com.vn

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.