RSS

Hàng ngàn người Trung Quốc tị nạn ở Mỹ đối mặt nguy cơ bị trục xuất

06:00 02/11/2018

Khoảng 13.500 người di cư tị nạn tại Hoa Kỳ trước tháng 12/2012 – hầu hết là người Trung Quốc – đang đối mặt nguy cơ bị trục xuất vì đã ngụy tạo lý do xin tị nạn.

Các quan chức nhập cư Mỹ đang xem xét khoảng 3.500 trường hợp tị nạn và 10.000 trường hợp “tị nạn phái sinh”, bao gồm người thân của người tị nạn, theo một báo cáo ngày 28/9 của Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Hoa Kỳ (NPR).

Các đơn xin tị nạn cần xem xét lại là những trường hợp được xử lý bởi những người bị kết án trong Chiến dịch Fiction Writer (tác giả chuyện giả tưởng).

Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia (NPR) ở Washington DC. (Ảnh: Glassdoor)

Năm 2012, các công tố viên liên bang ở New York đã điều tra khoảng 30 luật sư di trú, trợ lý luật sư, và phiên dịch viên vì nghi ngờ gian lận hồ sơ nhập cư. Những người này đã giúp công dân các nước được cấp quyền tị nạn tại Flushing và phố người Hoa ở Manhattan bằng những câu chuyện bịa đặt rằng họ là nạn nhân của các cuộc đàn áp ở Trung Quốc.

Chiến dịch Fiction Writer

Chi tiết về cách giả mạo đơn xin tị nạn đã được NPR tiết lộ. Một người đàn ông Trung Quốc, tự xưng là Lawrence, là một trong nghi phạm trong Chiến dịch Fiction Writer. Ông đã hỗ trợ FBI trong cuộc điều tra năm 2012 để tìm ra bằng chứng chống lại hành vi gian lận của các luật sư di trú từ năm 2011 đến 2014.

Phố người Hoa ở Mahattan (Ảnh: Wikipedia)

Lawrence là một người nhập cư đến New York vào năm 2005. Ông cho biết, trong thời gian làm việc cho một luật sư tên là Ken Giles đầu năm 2007, ông đã được học hỏi những chiêu trò của doanh nghiệp gian lận tị nạn.

Khoảng một năm sau, ông bắt đầu làm việc cho một công ty khác do một người phụ nữ tên là Liu Fengling điều hành. Tại công ty của Liu, Lawrence giữ vai trò là người viết truyện: công việc của ông là bịa ra những câu chuyện giả mạo về sự đau khổ mà khách hàng của công ty đã trải qua. 

Lawrence cho biết đã viết khoảng 500-600 câu chuyện khi làm việc cho Liu. Ông thậm chí còn đưa ra một giáo trình hướng dẫn, bao gồm thông tin của các viên chức văn phòng tị nạn, cùng với những câu hỏi và câu trả lời nào sẽ được từng viên chức ưu tiên trong quá trình phỏng vấn xin tị nạn.

Năm 2014, Liu bị xét xử và bị kết tội âm mưu gian lận nhập cư. Giles đã bị kết án hai năm tù sau khi nhận tội. Lawrence chỉ bị kết án sáu tháng quản chế vì sự hợp tác của ông với FBI.

Theo NPR, những người nhập cư Trung Quốc được cấp tị nạn ở Hoa Kỳ nhiều hơn bất kỳ quốc tịch nào khác. Cụ thể, năm 2016, có 20.455 cá nhân đã được cấp tị nạn, trong đó, 22% là người Trung Quốc, tiếp theo là Salvador với 10%, và Guatemala với 9%.

Người nhập cư từ Trung Quốc (phải) trên tổng số người nhập cư vào Hoa Kỳ (trái) tính theo thời gian đến, 2016. (Nguồn dữ liệu MPI từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ 2016 ACS. Ảnh: migrationpolicy)

Thông thường, những câu chuyện khẳng định rằng khách hàng của họ đã trở thành mục tiêu bức hại của chính quyền Trung Quốc vì lý do tín ngưỡng hoặc chính trị, hoặc là nạn nhân của chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc.

Trước khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách một con vào năm 2016, phụ nữ có thai mà “chưa được chấp thuận” phải nộp phạt để giữ con, nếu không sẽ bị cưỡng chế phá thai.

Sự tàn bạo của chính sách này có lẽ được biểu hiện rõ nhất vào năm 2013, khi chính quyền tỉnh Hồ Nam đã buộc một người phụ nữ mang thai bảy tháng làm nhân công lao động, sau đó giết đứa bé. Người phụ nữ này được ghi trong báo cáo là sảy thai do sự cố.

Giả mạo học viên Pháp Luân Công

Để được cấp quyền tị nạn, người tị nạn phải chứng minh được mình là nạn nhân bị chính phủ nước nhà bức hại. Do đó, nhiều người nhập cư bất hợp pháp của Trung Quốc đã giả vờ tuyên bố họ bị bức hại do tham gia vào các hoạt động dân chủ ở Trung Quốc, hoặc giả mạo các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, môn khí công được yêu thích rộng rãi trên thế giới vì đem lại lợi ích đáng kể về sức khỏe và tinh thần cho người tập, là nạn nhân của một cuộc bức hại tàn bạo và phi lý của Trung Quốc từ năm 1999 cho đến nay.

Học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể. (Ảnh: Minhhui)

Theo thống kê chính thức của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hơn 4.000 người đã chết vì bị tra tấn và lạm dụng trong quá trình giam giữ. Con số thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều. Chưa kể số lượng lớn học viên bị chính quyền đương nhiệm mổ cướp nội tạng nhằm mục đích mưu lợi trong ngành công nghiệp cấy ghép tỷ đô của Trung Quốc.

Dưới áp lực của cuộc đàn áp, nhiều học viên Pháp Luân Công từ Trung Quốc đại lục đã phải bỏ trốn sang các nước khác tìm kiếm tị nạn. Tuy nhiên, cũng có không ít người nhập cư bất hợp pháp của Trung Quốc lợi dụng lý do này, giả mạo là học viên Pháp Luân Công để có được quyền tị nạn.

Những người này sử dụng hình ảnh họ xuất hiện trong các sự kiện công cộng do Pháp Luân Công tổ chức, hoặc là học thuộc một đoạn bài giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, tác phẩm chính của Pháp Luân Công, để chứng minh họ là học viên Pháp Luân Công.

Ví dụ về những người giả mạo học viên Pháp Luân Công đã được đưa tin trong một bài báo đăng trên Đại Kỷ Nguyên phiên bản tiếng Trung hồi tháng 4/2017. Hai công dân người Trung Quốc đi du lịch đến đảo Jeju ở Hàn Quốc theo chương trình miễn thị thực và đã nộp đơn xin tị nạn ở đó.

Khi hai người này đi du lịch đến một thành phố khác của Hàn Quốc, nơi chống lại quy tắc đơn xin tị nạn, họ đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ, tại đây, các cơ quan phát hiện ra họ đã nói dối rằng họ là học viên Pháp Luân Công trong đơn xin tị nạn của họ.

Hai người này thú nhận đã trả 5 triệu won (khoảng 4,464 USD) cho một “người trung gian” để khẳng định trong đơn xin tị nạn rằng họ là học viên Pháp Luân Công đang chịu đàn áp của chính phủ Trung Quốc.

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.