RSS

Hệ thống sân bay Úc đang thử nghiệm nhận diện khuôn mặt mà không cần passport

14:00 21/07/2018

Úc là quốc gia tiên phong cho việc sử dụng cổng thông minh SmartGate dựa trên nhận diện khuôn tại sân bay để thực hiện xuất nhập cảnh mà không cần tới nhân viên hải quan. Hệ thống đang được nâng cấp để khách qua cửa máy bay mà không cần trình hộ chiếu.

Úc là một quốc gia bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania và nhiều đảo nhỏ, vì thế việc di chuyển từ các đất nước khác trên thế giới đến Úc kể cả đường máy bay cũng mất rất nhiều thời gian.

Chính vì thế Bộ Nội Vụ của Úc đã quyết định sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để kiểm soát an ninh tại sân bay để rút ngắn thời gian check-in (check-out) thông qua kiểm tra hộ chiếu và đang là nước đi đầu về công nghệ này.

Năm 2007, cơ quan chính phủ Úc đã giới thiệu cửa SmartGates để đọc hộ chiếu của hành khách, sau đó quét khuôn mặt bạn để xác minh chính chủ tại 8 sân bay quốc tế của nước Úc. Đây là công nghệ được xây dựng bởi công ty Vision-Box của Tây Ban Nha, có thể tiết kiệm tối đa thời gian làm thủ tục cho bạn ở sân bay Úc.

Cửa SmartGate tại sân bay Úc để quét khuôn mặt sau đó đối chiếu với hình ảnh trong hộ chiếu.

Tại thử nghiệm lúc đó, các hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không quốc tế Qantas của Úc sẽ được chọn để quét khuôn mặt và hộ chiếu tại một ki-ốt ở sân bay khi họ check-in. Kể từ thời điểm này các hành khách sẽ không cần phải xuất trình hộ chiếu cho nhân viên của hãng Qantas nữa mà chỉ cần đi qua ki-ốt sau đó gửi hành lý, vào phòng chờ và tàu bay.

Tất nhiên hành khách vẫn cần phải đi qua cổng an ninh của sân bay và thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh, nhưng tất cả giao dịch đối với hãng bay như Qantar đều được xử lý thông qua hệ thống nhận diện khuôn mặt.

Geoff Culbert, Giám đốc điều hành sân bay Sydney phát biểu về công nghệ mới này: “Khuôn mặt sẽ là hộ chiếu, vé lên máy bay của bạn trong từng bước của quá trình xuất nhập cảnh”.

Năm 1920 Liên minh Quốc gia cho ra đời “hộ chiếu” – cuốn sổ nhỏ được dùng để lưu hành giữa các quốc gia trên thế giới nhưng tới tận 1980 Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) mới bắt đầu cho phép sử dụng máy đọc hộ chiếu.

Tới năm 1998 hộ chiếu điện tử (ePassports) lần đầu tiên mới được ra đời và phát hành bởi Malaysia. Đã có hơn 490 triệu ePassports từ 100 quốc gia hiện đang được lưu hành, mỗi tổ chức lưu giữ đều có chip RFID chứa bản sao kỹ thuật số thông tin cá nhân và số nhận dạng sinh trắc học.

Hệ thống xuất nhập cảnh cũng đang dần được nâng cấp, các nhân viên hải quan đã được thay thế bằng cổng tự động và máy ảnh sinh trắc học, có khả năng lập bản đồ dựa trên khuôn mặt bạn trong thời gian thực, kết hợp với hình ảnh lưu trữ từ hộ chiếu. Và chẳng bao lâu nữa bạn có thể đặt chân đến một quốc gia mà không cần mang theo hộ chiếu vật lý bên mình hay không cần phải hỏi đáp với nhân viên sân bay nữa.

Tiết kiệm thời gian tối đa

 

Kể từ khi được triển khai tại các ga đến (Arrival Terminal) vào năm 2007 và mở rộng đến cho các ga đi (Departure Terminal) vào năm 2015, hiện nay cổng thông minh SmartGates đã trở thành hệ thống xuất nhập cảnh chính cho khách du lịch tại các sân bay quốc tế lớn của Úc. Vào giờ cao điểm thậm chí mỗi cổng SmartGate có thể xử lý được tới 150 hành khách trong một giờ – nghĩa là chỉ mất 24 giây cho mỗi người để thông qua việc di trú.

Cách thức hoạt động của hệ thống SmartGate là mọi ngưỡi sẽ đi đến Ki-ốt được đặt tại sân bay để được quét hộ chiếu điện. ePassport này được kết hợp giữa phiên bản cũ và mới, nó vẫn có các trang bằng giấy như thường nhưng tên, quốc tịch và ảnh kĩ thuật số của khách du lịch đã được lưu trên một vi mạch dạng nhúng ở trang chủ. Sau khi hành khách quét hộ chiếu bằng máy xong sẽ di chuyển đến cổng SmartGate để quét khuôn mặt bởi camera sinh trắc học, xác định khoảng cách giữa mắt, mũi, miệng. Nếu khuôn mặt ở thời gian thực khớp với ảnh trong hộ chiếu tại ki-ốt, du khách có thể đi qua cổng và vào nước Úc. 

Các quốc gia khác cũng đã có các hệ thống tương tự như Bộ An Ninh Nội Địa Mỹ đã sử dụng hệ thống Kiểm soát Hộ chiếu Tự động nhưng khâu kiểm tra cuối cùng lại được thực hiện bởi một nhân viên hải quan. Còn Châu Âu thì sử dụng Smart Borders để kiểm tra những hành khách trong khu vực của các quốc gia khối Schengen.

Sử dụng SmartGate chính xác và an toàn hơn

 

Tốc độ và dễ dàng sử dụng không phải là lý do duy nhất mà các nước sử dụng hệ thống cổng thông minh cho việc xuất nhập cảnh. Chính phủ Úc cho biết SmartGates tiết kiệm thời gian để tập trung vào việc thu thập thông tin, thị thực và mục tiêu quan trọng nhất là ngăn chặn những mối đe dọa ở biên giới.

Theo nghiên cứu từ Đại học New South Wales năm 2014 thì tỷ lệ thất bại của một nhân viên hải quan là 14%, khi khớp một trong 7 khuôn mặt ở đời thực với ảnh ID trên hộ chiếu.

Bruce Baer Arnold – chuyên gia về sinh trắc học tại Đại học Canberra cho biết: “Dữ liệu sinh trắc học được thu thập và lưu giữ đúng cách sẽ an toàn hơn so với hộ chiếu truyền thống. Bởi vì sinh trắc học liên quan đến kiến ​​trúc tổng thể của khuôn mặt, học máy thường chẩn đoán chính xác hơn so với con người trong trường hợp nhân viên hải quan đang ở trạng thái chán nản, căng thẳng”.

Úc đang thử nghiệm xuất nhập cảnh không cần hộ chiếu

Nhưng những tiến bộ trong sinh trắc học và kiểm soát tại đường biên giới của Úc không dừng lại ở đó. Trong năm 2015, Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc đã tuyên bố thử nghiệm công nghệ “không tiếp xúc” (ban đầu được gọi là Cloud Passport), cho phép du khách xuất nhập cảnh mà không cần bất cứ loại hộ chiếu hay giấy tờ du lịch nào.

Đây là một nâng cấp của hệ thống SmartGate trước đó kết hợp với phương pháp số hóa. Tương tự như SmartGate, hành khách vẫn phải đi qua cửa để quét khuôn mặt nhưng thay vì đối chiếu với hình ảnh trong hộ chiếu thì lại thay bằng hình ảnh trắc học đã được lưu trữ tại Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới Úc (DHA) , nếu hình ảnh khớp bạn sẽ được lên tàu bay.

Hiện tại hệ thống đang được thử nghiệm tại sân bay quốc tế Canberra đối với công dân Úc có ePassport hợp lệ và vì cũng đang trong thời gian thử nghiệm nên hành khách vẫn phải mang theo hộ chiếu giấy phòng trừ có vấn đề. Nếu quá trình thử nghiệm thành công, DHA có thể triển khai SmartGates không tiếp xúc tại các sân bay khác của Úc cho bất kỳ du khách quốc tế nào có hộ chiếu sinh trắc học.

Vẫn sẽ có những rủi ro đi kèm?

Tuy nhiên vẫn có một rủi ro đi kèm với công nghệ mới này là hệ thống nhận dạng sinh trắc học của bạn có thể sẽ được lưu trữ trên hệ thống đám mây và được chia sẻ tại các hệ thống của chính phủ khác nhau. Tất nhiên nhiều người sẽ dễ dàng truy cập được vào hệ thống dữ liệu và bộ dữ liệu khổng lồ này cũng sẽ là mục tiêu hấp dẫn của các tin tặc.

DHA vẫn chưa có bình luận gì về cách cơ quan này bảo mật nguồn cơ sở dữ liệu, mà chỉ tiết lộ trong một email rằng chỉ “thu thập, sử dụng và tiết lộ thông tin sinh trắc học phù hợp với tất cả các luật liên quan và các thỏa thuận quốc tế”.

Theo ICTNews

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.