RSS

Học sinh quốc tế có cần kỹ năng tiếng Anh cao hơn không?

20:00 25/01/2019

Các sinh viên ngoại quốc muốn theo học tại các đại học Úc có thể phải đối diện với những đòi hỏi về Anh ngữ cao hơn sau khi Thủ hiến Victoria Daniel Andrews đẩy mạnh  vấn đề nầy.

Ông thúc giục chính phủ liên bang hãy gia tăng tiêu chuẩn để vào các đại học Úc cho các sinh viên muốn được cấp visa với quan ngại rằng nhiều người có chỗ tại đại học thế nhưng dường như khó có thể tốt nghiệp do trình độ Anh văn giới hạn của họ.

Đã có những lời kêu gọi chính phủ liên bang phải xét lại kỳ thi Anh Văn khi nhập học tại các đại học Úc, giữa lúc có nhiều quan ngại là các sinh viên bị bỏ lại đằng sau.

Thủ hiến Daniel Andrews của Victoria đã gửi thư tới Nghiệp đoàn giáo dục Đại học Quốc gia hứa hẹn về việc sẽ đệ trình vấn đề tiêu chuẩn tiếng Anh để xin visa lên chính phủ liên bang.

Theo các đòi hỏi hiện tại, các sinh viên muốn có visa du học cần có số điểm ít nhất 5,5 điểm trên 9, trong hệ thống Trắc Nghiệm Anh Ngữ Quốc tế, thường được biết là IELTS.

Hầu hết các đại học yêu cầu các sinh viên có số điểm từ 6 đến 7, thế nhưng chính phủ sẽ cấp visa cho các sinh viên chỉ đạt được điểm 4,5 được xem là yếu kém về Anh Ngữ, nếu sinh viên chịu ghi tên học khoá Anh văn cấp tốc trong 20 tuần lễ.

Trong khi các sinh viên cần qua được khóa học đó, họ không cần ngồi thi lại bài trắc nghiệm ngôn ngữ.

Quyền Bộ Trưởng Giáo dục Cao cấp Victoria, ông James Merlino ra một thông cáo nói rằng họ thỏa hiệp với khả năng của các sinh viên quốc tế để họ có thể học tại Úc.

“Sinh viên quốc tế là một phần sống còn của hệ thống giáo dục Victoria, nhưng điều lo ngại là nhiều sinh viên đăng ký các khóa học mà không có đủ kỹ năng tiếng Anh để hoàn thành,”

Theo Tổng trưởng giáo dục Dan Tehan, thì trách nhiệm này thuộc về các trường đại học, nơi phải bảo đảm rằng sinh viên khi đăng ký học đã có kỹ năng tiếng Anh đủ để tham gia khóa học chính thức.

“Mọi người sẽ đánh giá chất lượng giáo dục Úc từ số sinh viên quốc tế mà chúng tôi có được, với Trung tâm Giáo dục Cấp Cao Toàn cầu có trụ sở tại Anh quốc, tiên đoán nước Úc sẽ nhảy vọt qua mặt Anh quốc, để trở thành nơi thứ hai phổ biến nhất mà các sinh viên quốc tế chọn đến trong năm nay".

"Các trường đại học chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm rằng, sinh viên đăng ký theo học có đủ khả năng ngôn ngữ, để theo đuổi trọn vẹn trong khóa học và đáp ứng các đòi hỏi của Tiêu chuẩn Giáo dục Cao cấp tại Úc năm 2015”, Dan Tehan.

Chủ tịch Toàn quốc cuả Nghiệp đoàn Giáo dục Cao cấp là tiến sĩ Alison Barnes cho biết, việc cắt giảm các tài trợ của liên bang cho ngành đại học, đã không giúp ích gì cho tình trạng nói trên, với ít các nhân viên hơn để giúp đỡ cho sinh viên.

Thế nhưng bà đồng ý rằng, đối tượng vẫn nằm ở các trường đại học.

“Các đại học có tính cách tự trị, các học viện tự điều hành và chịu trách nhiệm trong việc đề ra căn bản cho chính họ. Vì vậy chúng ta kêu gọi các đại học hãy hành động một cách có trách nhiệm, trong việc nhận ghi danh các sinh viên".

"Quí vị có thể đạt được điều nầy, qua việc các đại học đề ra tiêu chuẩn vào đại học vợi tiêu chuẩn cao hơn, cho cả sinh viên trong nước lẫn sinh viên ngoại quốc và có thêm các nhân viên để cung cấp việc học hỏi thêm, hoặc dìu dắt hay hỗ trợ cho sinh viên đang gặp khó khăn”, Alison Barnes.

Thế nhưng Giám đốc Hiệp hội Giáo dục Quốc tế tại Úc châu là ông Phil Honetwood cho rằng, các trường đại học đã đặt tiêu chuẩn cao đối với các sinh viên ngoại quốc.

“Nước Úc đã có các đòi hỏi gay go nhất về Anh Ngữ đối với bất cứ sinh viên nào. theo học bậc hậu đại học trên thế giới".

"Các qui tắc khó khăn của chúng tôi trong lãnh vực nầy, là điều khiến các quốc gia khác ganh tỵ như Canada, Tân tây Lan và Anh quốc, vốn cạnh tranh tích cực với chúng ta".

"Các qui tắc được áp dụng để bảo đảm rằng, việc kiểm soát phẩm chất và trình độ quốc tế về sự hiểu biết trong hệ thống của Úc, là rất mạnh mẽ và bó buộc phải mạnh mẽ như vậy”, Phil Honeywood.

Theo Hội đồng Các Sinh viên Ngoại quốc tại Úc cho biết, họ hoan nghênh việc duyệt xét trình độ Anh Ngữ khi nhập học cho các visa sinh viên.

Thế nhưng phát ngôn nhân của Hội đồng là ông Manfred Mletsin cho rằng các đại học cũng cần giữ một vai trò quan trọng.

“Tôi nghĩ vấn đề ở cả hai phía, họ sẽ phải cùng nhau làm việc trên lãnh vực nầy".

"Vì vậy đó không chỉ là phía đại học hay do chính phủ, bởi vì rõ ràng đại học hiện mong muốn thu hút nhiều sinh viên, thế nhưng cũng lúc cũng phải duy trì phẩm chất giáo dục ở mức độ cao, cùng lúc chính phủ nữa, do chính phủ rõ ràng muốn các sinh viên tốt nghiệp một cách thành công”, Manfred Mletsin.

"Vì vậy đó là một yếu tố về trách nhiệm cá nhân, cộng với những nhà giáo dục có một trách nhiệm tiên khởi, trong việc bảo đảm sinh viên của họ hội đủ các căn bản, mà tại nước Úc áp dụng một cách gắt gao”, Phil Honeywood.

Ông Mletsin hiện theo học tai Darwin sau khi đến Úc từ Estonia.

Ông lớn lên khi học Anh văn ở cấp tiểu học và trung học vì vậy ông cho biết khoa học năng nghi ngờ không theo kịp cấp giáo dục đại học.

Thế nhưng ông cho rằng, các sinh viên quốc tế không thông thạo tiếng Anh, có thể dẫn đến nhiều khó khăn.

“Vì vậy vấn đề nầy gây hậu quả lên sức khỏe tâm thần của họ, con số các sinh viên bị chứng lo âu, trầm cảm".

"Tôi không phải là một tâm lý gia thế nhưng tôi có thể nhận ra điều đó ở các sinh viên".

"Và có vấn đề học tập chậm chạp khi các sinh viên phải phấn đấu chật vật với bài vở, hay tham gia từng nhóm học tập và có thể phải thực sự cố gắng với các bài vở, thường là phải gấp đôi mức độ thông thường”, Manfred Mletsin.

Còn ông Phil Honeywood cho biết, các sinh viên ngoại quốc chính họ cũng có một vai trò trong vấn đề.

“Họ thường mắc các lỗi lầm trong việc chia phòng với các sinh viên cùng quốc tịch, vì vậy họ nói cùng ngôn ngữ chứ không phải tiếng Anh với những người cùng sống chung phòng".

"Vì vậy đó là một yếu tố về trách nhiệm cá nhân, cộng với những nhà giáo dục có một trách nhiệm tiên khởi, trong việc bảo đảm sinh viên của họ hội đủ các căn bản, mà tại nước Úc áp dụng một cách gắt gao”, Phil Honeywood.

Vấn đề không theo kịp bài giảng có thể dẫn đến trầm cảm.

John Chen, một sinh viên Trung Quốc đang học ở Melbourne, kể lại, hồi đầu đến Úc, anh thậm chí không thể gọi đồ ăn.

"Tôi chỉ có thể dùng tay chỉ chỏ,” anh nói.

Sau đó người sinh viên này đã mất 18 tháng học tiếng Anh tại trường Trinity College để mong cải thiện khả năng tiếng Anh của mình.

Khi vào đại học, anh vẫn phải rất vất vả để hiểu được và viết bài luận, và rất hiếm khi nói chuyện với trợ giảng. Sau học kỳ đầu tiên anh đã chuyển ngành học từ nghệ thuật sang khoa học với hi vọng sẽ dễ hơn.

Khóa học không hề dễ hơn, nhưng cuối cùng anh cũng cải thiện được tiếng Anh của mình nhờ xem youtube.

Một sinh viên Trung Quốc khác, Adam Zhao, nói anh đã rớt một môn ở học kỳ cuối vì gặp khó khăn về ngôn ngữ. Khi làm việc nhóm với 3 sinh viên bản xứ, họ luôn phải cố gắng để hiểu Adam đang nói gì.

Và mặc dù Adam đã ở Úc 5 năm, học 2 năm trung học, thì tiếng Anh vẫn là một rào cản. Chính điều đó khiến anh gặp vấn đề về tâm lý, thường cảm thấy bị cô lập.

Một vụ tự tử gần đây cũng được cho là liên quan đến rào cản ngôn ngữ. Một sinh viên quốc tế mới 24 tuổi đã tự tử vì bị cho là trầm cảm và luôn gặp khó khăn trong khóa học tiếng Anh.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.