Hỏi đáp: Có thể chuyển tiền từ Việt Nam qua Úc để mua nhà không ?
Nhiều người Việt băn khoăn không biết làm cách nào để chuyển tiền của gia đình từ Việt Nam sang Úc một cách hợp pháp để mua nhà. Bởi nếu làm sai luật, hành động chuyển tiền này có thể bị cáo buộc với tội rửa tiền.
Nhiều người Việt trong nước hoặc những người Việt mới đến Úc định cư có nhu cầu mua bất động sản tại Úc để đầu tư hoặc sinh sống. Họ băn khoăn không biết làm cách nào để chuyển tiền từ Việt Nam sang Úc một cách hợp pháp. Bởi nếu làm sai luật, hành động chuyển tiền này có thể bị quy kết với tội rửa tiền.
Thám tử Stuart Sweeney, thuộc đơn vị chống rửa tiền nói với báo Fairfield Advance rằng cộng đồng phải cẩn trọng khi có người nhờ chuyển gởi tiền mặt và có những khoản giao dịch bất thường trong trương mục ngân hàng của mình, hoặc có ai nhờ cậy chuyển tiền.
Mời quý vị tìm hiểu chi tiết về hình thức rửa tiền qua việc mua bất động sản và cách chuyển tiền hợp pháp từ Việt Nam sang Úc để mua nhà, qua phần trò chuyện của Bích Ngọc với luật sư Nguyễn Văn Thân trong tiết mục An cư lạc nghiệp.
PV: Chúng ta thường nghe nói đến việc rửa tiền, thậm chí các chuyên gia tài chánh còn khẳng định Úc có thể là thiên đường của nạn rửa tiền. Việc rửa tiền bằng hình thức mua nhà tại Úc có phải là vấn đề “ngầm” nhưng ai cũng biết trong cộng đồng người Việt tại Úc hay không thưa LS?
LS Nguyễn Văn Thân: Trong thời gian qua, có rất nhiều người Việt di dân sang Úc. Hiện Úc có khoảng trên 30,000 du học sinh Việt Nam đang sinh sống và học tập. Do đó, nhu cầu chuyển tiền từ Việt Nam qua Úc mua bất động sản để con cái có nơi ở và đi học là nhu cầu hợp lý.
Vấn nạn rửa tiền qua hình thức đầu tư bất động sản trong cộng đồng người Việt tại Úc không phải là vấn đề quá lớn, nếu so sánh với cộng đồng người Hoa.
Trong năm ngoái, chương trình điều tra của Four Coner, đài ABC đã đề cập đến chuyện này. Theo một số người ước lượng, số tiền mà người di dân và du học sinh Trung Quốc đổ vào thị trường bất động sản Úc mỗi năm trên 20 tỷ Úc kim.
PV: Hành vi rửa tiền, qua việc mua bất động sản tại Úc được thực hiện như thế nào?
LS Nguyễn Văn Thân: Mỗi căn nhà ở Sydney hay Melbourne có giá xấp xỉ 1 triệu đô la, thấp hơn thì từ 500 đến 700 ngàn. Ít người có sẵn số tiền này trong ngân hàng.
Cái khó là gia đình ở Việt Nam có một số tiền lớn, nhưng làm sao để chuyển qua Úc, để người bên đây tiến hành mua nhà.
Thông thường, gia đình ở Việt Nam không thể chuyển chính thức. Vì chính quyền trong nước hạn chế việc chuyển tiền ra nước ngoài, chỉ được chuyển tối đa vài chục ngàn mỗi năm.
Khi người ở Việt Nam muốn chuyển số tiền lớn qua nước ngoài, họ phải chuyển theo kiểu “chợ đen”. Họ đưa tiền cho một số người ở Việt Nam, rồi ở bên đây có người bỏ tiền vào trương mục ngân hàng của con cháu tại Úc.
Đối với luật pháp Úc, nếu số tiền chuyển qua đây không có xuất xứ rõ ràng, chính đáng, không biết ai là người bỏ vào thì đây là những hành vi rửa tiền. Mặc dù số tiền này ở Việt Nam là làm ăn hợp pháp, chính đáng, nhưng với luật pháp Úc, những người bỏ tiền vào trương mục không rõ danh tánh là rửa tiền.
Nói như vậy không có nghĩa là quy kết tất cả mọi người ở Việt Nam kiếm tiền không hợp pháp, nhưng gửi tiền mà không nêu rõ lý do và có giấy tờ chính đáng thì bị chính phủ Úc coi là nguồn tiền “không sạch”. Số tiền đó có thể bị tịch thu, người gửi và nhận tiền có thể bị truy tố trước luật pháp.
Nếu chuyển tiền từ Việt Nam qua Úc mà thông qua ngân hàng thì hoàn toàn hợp pháp vì nguồn xuất và nhập đều qua trương mục ngân hàng và có thể truy vấn.
PV: Việc này ảnh hưởng đến giá nhà, thị trường bất động sản ra sao?
LS Nguyễn Văn Thân: Khi có nhiều nguồn tiền ở nước ngoài vào Úc, thì giá nhà sẽ tăng mạnh.
Ví dụ sau khi chủ tịch Trung Quốc có các chính sách “đả hổ giệt ruồi”. Ngày càng nhiều quan chức chống tham nhũng Trung Quốc bị phát hiện “nhúng chàm”, họ tìm cách tẩu táng tài sản sang các nước có chính sách kêu gọi đầu tư bất động sản và di dân như Úc và Canada.
Nếu nguồn tiền không sạch, thì giá nhà bị đẩy lên một cách đột ngột, người dân bản xứ sẽ không thể thực hiện được giấc mơ bình thường của người Úc là làm chủ một căn nhà.
Việc mua nhà lúc đó trở thành cơn ác mộng. Do đó chính quyền liên bang đã tiến hành nhiều biện pháp siết chặt luật pháp hơn với người ngoại quốc mua nhà.
Tuy nhiên, một số cha mẹ ở Việt Nam làm ăn, dành dụm vài trăm ngàn và muốn gửi qua đây cho con cái mua nhà và có người thân đáng tin tưởng ở đây, họ có thể đưa tiền cho người thân có quốc tịch để đặt cọc mua nhà, và mượn tiền ngân hàng số còn lại. Họ gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường bất động sản ở đây.
PV: Một số người có nhu cầu thật sự về việc chuyển tiền từ Việt Nam qua nước ngoài cho người thân, con cháu mua nhà, làm như thế nào là hợp pháp?
LS Nguyễn Văn Thân: Người nước ngoài hay du học sinh chỉ được quyền mua nhà mới, để đầu tư. Du học sinh có thể mua nhà để ở, sau khi học xong thì phải bán.
Nếu có người thân ở Úc thì có thể gửi tiền cho người thân dưới hình thức cho mượn, có lưu giữ chứng cứ rõ ràng. Người thân đó có thể vay mượn số tiền còn lại để mua nhà đầu tư và cho con em của mình thuê. Sau đó khi con em của họ có quốc tịch Úc, thì có thể sang tên lại ngôi nhà.
Ngoài ra, nếu ở Việt Nam có công ty làm ăn và người thân có công ty ở Úc, thì công ty ở Việt Nam có thể chuyển tiền qua Úc với hình thức cho mượn, ký hợp đồng đàng hoàng.
Trên nguyên tắc, nếu có thể giải thích nguồn tiền đến từ đâu thì có thể ra các công ty chuyển tiền tư nhân, tài chánh tại Úc để gửi tiền. Ví dụ như cha mẹ gửi tặng tiền để con cái mua nhà. Sau khi bán đất đai tại Việt Nam và có giấy tờ bán đất rõ ràng, có thể giải thích rằng số tiền chuyển qua Úc là từ việc cha mẹ bán bất động sản tại Việt Nam.
Theo SBS
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.