RSS

Hơn 70% người làm farm tại Úc bị trả lương dưới mức tối thiểu

18:00 24/07/2019

Hai phần ba công nhân làm farm tại Úc đang nhận lương dưới mức tối thiểu, theo báo cáo của nghiệp đoàn quốc gia Úc. Nghiệp đoàn đang kêu gọi các chuỗi siêu thị lớn chịu trách nhiệm nhiều hơn trước tình trạng các công nhân bị bóc lột.

Kết quả hình ảnh cho làm farm tại

Một phúc trình mới từ nghiệp đoàn quốc gia Úc (National Union of Workers) cho thấy các điều kiện làm việc của những người lao động trong ngành thu hoạch nông sản (hay còn gọi là làm farm) của Úc vẫn rất tồi tệ.

Cuộc khảo sát của nghiệp đoàn cho thấy hai phần ba công nhân làm farm phải nhận lương dưới mức tối thiểu, với số tiền lương trung bình dưới 15 đô la một giờ.

Điều kiện làm việc tồi tệ, bị đối xử bất công và trả lương quá thấp là chuyện quá quen thuộc với Natasya, một công nhân làm farm.

Cô từng làm việc tại một trang trại ở phía Bắc Victoria, cô cho biết mình phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và được trả gần 10 đô la mỗi giờ, dưới mức lương tối thiểu thông thường.

"Nếu chúng tôi không làm nhanh được như người chủ farm muốn, họ sẽ nói như thế này, làm quá chậm, mấy người cần phải làm nhanh hơn đi chứ. Đó là những gì họ nói với chúng tôi liên tục cả ngày. Họ yêu cầu chúng tôi làm việc như một cái máy. Tôi hiểu là công việc sẽ nặng nề và phải làm với tốc độ nhanh, nhưng không phải trong hoàn cảnh tồi tệ như vậy. Tôi không ngờ mình bị đối xử tệ như vậy."

Trong khi chị gái Amira, người cũng làm việc tại trang trại, nói rằng cô thường bị bắt nạt và quấy rối, nhưng cô phải cam chịu vì cần phải tìm được việc.

"Họ đang vận hành một ngành kỹ nghệ trị giá hàng tỷ đô la. Họ kiếm lợi từ người lao động, mồ hôi, máu và nước mắt từ những công nhân làm farm này. Họ cần nhận ra việc bóc lột có hệ thống đang diễn ra trong ngành này và cần phải hành động hoặc làm một điều gì đó." Caterina Cinanni

"Họ cứ hỏi tôi về lý do tại sao tôi lại đội khăn trùm đầu. Thật khó để tìm một công việc trực tiếp với một chủ farm nên dù muốn hay không, tôi vẫn phải gặp những người thầu farm. Chúng tôi cần một công việc, chúng tôi phải chịu đựng việc này."

 

Những người có thị thực tạm thời như Amira và Nataysa chiếm 60% lực lượng lao động làm farm của Úc. 

Cuộc khảo sát của nghiệp đoàn Quốc gia (National Union of Workers)  cho thấy hầu hết lực lượng lao động trong các nông trại đều không có giấy tờ và được trả tiền mặt bởi các nhà thầu đứng ở giữa.

Chủ tịch Nghiệp đoàn quốc gia Úc, Caterina Cinanni đang kêu gọi cải tổ hệ thống để bảo đảm các công ty đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về việc làm.

"Hợp đồng làm tiền mặt không phải là một tiêu chuẩn làm việc đúng đắn tại Úc, ăn cắp tiền lương của người lao động không thể được chấp nhận. Thế nào là tiêu chuẩn về mức lương công bằng, được làm việc làm trực tiếp với các công ty, tiêu chuẩn nào để người lao động có quyền lên tiếng và được bảo vệ?".

Những người làm farm cũng đang cung cấp sản phẩm cho các chuỗi siêu thị lớn như Woolworths và Coles.  Mặc dù cả hai gã siêu thị khổng lồ tuyên bố cam kết đối xử công bằng với công nhân, bà Cinanni nói rằng họ không đưa chính sách của mình vào thực tế.

"Họ đang vận hành một ngành kỹ nghệ trị giá hàng tỷ đô la. Họ kiếm lợi từ người lao động, mồ hôi, máu và nước mắt từ những công nhân làm farm này. Họ cần nhận ra việc bóc lột có hệ thống đang diễn ra trong ngành này và cần phải hành động hoặc làm một điều gì đó."

Nghiệp đoàn muốn nhắc nhở người tiêu dùng hãy đặt câu hỏi cho các siêu thị về nơi mà họ đang tìm nguồn cung ứng thực phẩm và yêu cầu các doanh nghiệp chỉ nhận nông sản ở những nơi được sản xuất một cách đạo đức, trong việc trả lương đúng tiêu chuẩn cho người làm farm.

Đây cũng là điều mà Phó Chủ tịch Liên đoàn Nông dân Victoria, bà Emma Germano đồng cảm.

Bà nói rằng người tiêu dùng có quyền chỉ mua sắm tại các cửa hàng chứng minh chuỗi cung ứng của họ đối xử công bằng với công nhân.

"Chúng ta cần sự minh bạch tốt hơn trong chuỗi cung ứng, để người tiêu dùng biết rằng khi họ đi vào siêu thị mua sắm, số tiền mà công dân làm farm được trả từ túi của họ là bao nhiêu. Việc minh bạch như vậy sẽ bắt đầu giải quyết dần một số vấn đề . Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm, từ vườn rau cho đến đĩa thức ăn. Nếu tất cả chúng ta cùng nhau làm điều này, chúng ta sẽ thấy một sự thay đổi có ý nghĩa".

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.