Kế hoạch quốc phòng 100 tỷ USD của Úc đối mặt với tham nhũng
Chính phủ Australia đã phê duyệt ngân sách gần 100 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội nhưng kế hoạch này đang đối mặt với nhiều rủi ro từ nạn tham nhũng và tình báo nước ngoài.
Australia đang bắt tay thực hiện kế hoạch hiện đại hóa quân đội với quy mô lớn nhất từ khi Thế chiến II kết thúc, tạp chí Diplomat cho biết. Khoản ngân sách đầu tư cho quân đội rất lớn, lên đến gần 50 tỷ USD để mua tàu ngầm mới, hơn 35 tỷ USD cho tàu khu trục, 3 tỷ USD cho tàu tuần tra ngoài khơi. Toàn bộ số vũ khí mua mới này đều được xây dựng tại Australia.
Bên cạnh đó, Hải quân Australia sẽ tiến hành nâng cấp cầu cảng, cơ sở hậu cần và đào tạo nâng cao kỹ năng chiến đấu. Tổng chi phí cho kế hoạch hiện đại hóa hải quân là khoảng 89 tỷ USD. Lực lượng mặt đất cũng có kế hoạch mua mới hàng nghìn xe bọc thép để tăng cường sức mạnh. Gần đây, chính phủ đã phê duyệt khoản ngân sách trị giá 3,8 tỷ USD để hỗ trợ công nghiệp quốc phòng nước này trong việc tìm cách xuất khẩu vũ khí.
Tại Australia, nhiều cuộc tranh luận đã được tổ chức tập trung vào khả năng, chi phí và địa điểm các tàu mới sẽ được chế tạo nhưng không có cuộc thảo luận nào về rủi ro tham nhũng liên quan đến chương trình. Số tiền đầu tư cho chương trình rất lớn có thể kích động sự tham lam của một số cá nhân tìm cách trục lợi từ nó.
|
Tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: API. |
Chương trình hiện đại hóa quân đội quy mô lớn, đặc biệt là việc mua sắm những vũ khí tối tân thu hút sự quan tâm của báo chí và tình báo nước ngoài. Kế hoạch hiện đại hóa quân đội diễn ra vào đúng thời điểm khi Australia đang đối mặt với sự kiểm soát ngày càng tăng từ tình báo nước ngoài.
Chris Douglas, cựu Cảnh sát Liên bang Australia, người có 31 năm kinh nghiệm điều tra chống tham nhũng cho biết có mối quan hệ cộng sinh giữa hoạt động thu thập thông tin tình báo và tham nhũng. Các cơ quan tình báo nước ngoài sử dụng các kỹ thuật đưa hối lộ để xâm nhập vào nội bộ chính phủ, nhà thầu chính, nhà thầu phụ và nhà cung cấp.
Một kỹ thuật mà tình báo nước ngoài thường sử dụng là dành sự ưu ái đặc biệt cho một nhân vật nào đó trong chính phủ để tìm kiếm sự ủng hộ của họ. Điển hình là trường hợp của một nghị sĩ Australia bị cáo buộc nhận hối lộ từ Trung Quốc.
Các công ty tham gia đấu thầu trong chương trình mua sắm vũ khí của Australia đều dính tai tiếng vì hối lộ. BAE Systems, nhà thầu chính trong chương trình mua sắm tàu khu trục của Hải quân Australia từng bị điều tra đưa hối lộ tại Saudi Arabia và Tanzania.
Tập đoàn này đã thừa nhận tại Tòa án ở Mỹ rằng họ đã cố tình tính sai lệch giá bán máy bay chiến đấu cho Saudi Arabia. BAE đã bị phạt 400 triệu USD vì hành vi lừa đảo. Tập đoàn này cũng phải nộp phạt hơn 41 triệu USD liên quan đến vụ bán radar cho Tanzania.
|
Tàu ngầm điện-diesel lớp Barracuda do DCNS chế tạo cho Australia. Đồ họa: DCNS. |
Tập đoàn DCNS của Pháp được chọn làm nhà thầu chính trong hợp đồng mua bán 12 tàu ngầm cũng từng dính phốt đưa hối lộ. Năm 2002, DCNS bán 3 tàu ngầm điện-diesel cho Malaysia. Sau thương vụ này, 4 người đã bị truy tố tại Pháp vì tội tham nhũng, trong đó có cựu chủ tịch của DCNS và CEO của Thales.
Năm 2016, DCNS cũng dính tai tiếng khi để lộ tài liệu kỹ thuật chi tiết về khả năng chiến đấu của tàu ngầm điện-diesel Scorpene bán cho Ấn Độ. Tình báo nước ngoài có thể tìm cách tiếp cận các nhà thầu để tìm hiểu về năng lực các vũ khí mới của Australia. Hơn 4.000 nhà thầu phụ tham gia vào dự án là một nguy cơ lớn về rò rỉ tài liệu nhạy cảm.
Ông Douglas cho rằng vì vấn đề an ninh quốc gia, Australia nên sàng lọc và cân nhắc đối với các nhà thầu có lịch sử đưa hối lộ cũng như bảo mật tài liệu kém. Ngoài ra, cơ quan tình báo nước này cũng nên đẩy mạnh hoạt động phản gián để tránh rò rỉ tài liệu mật.
Theo Zing news
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.