RSS

Khoa học cảnh báo không nên sử dụng điện thoại trong toilet

10:00 14/06/2019

Vì sao nên hạn chế sử dụng điện thoại trong toilet? Làm cách nào để kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày? Và một số cập nhật về y tế cộng đồng khác.

Vì sao nên hạn chế sử dụng điện thoại trong toilet? Làm cách nào để kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày? Và một số cập nhật về y tế cộng đồng khác.

Sử dụng điện thoại trong toilet: Thói quen xấu cần bỏ! Nhiều người có thói quen cầm theo điện thoại di động để giữ liên lạc, lướt web hay chơi game bất cứ mọi nơi – kể cả trong toilet. Vô hình trung, món đồ vật bất ly thân này lại trở thành một vật phát tán vi khuẩn ra nhiều môi trường khác nhau.

Bác sĩ gia đình Anchita Karmakar cho biết, “Có những phân tử nước và không khí nằm náu mình trong các rãnh nhỏ trên điện thoại. Và các ốp lưng điện thoại thường được làm từ cao su, tạo điều kiện ấm áp và lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.”

Ngoài rủi ro điện thoại có thể bị rơi vào cầu tiêu hay bồn nước, thì toilet cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Nếu bạn sử dụng điện thoại trong khi ngồi đại tiện, như thói quen của 41% dân số Úc, thì khả năng lây nhiễm còn cao hơn nữa.

“Khi bạn giật nước bồn cầu, vi khuẩn sẽ phát tán cùng các hạt li ti trong không khí, và chúng có thể bám vào điện thoại của bạn. Ngay cả khi nếu bạn chỉ cầm điện thoại ra vào toilet mà không sử dụng, thì số vi khuẩn bám vào đó cũng đủ gây bệnh.”

Sự việc sẽ còn tồi tệ hơn nếu chiếc điện thoại đó rơi vào tay trẻ em, vốn có hệ miễn dịch yếu hơn người trưởng thành.

“Sau đó, khi chúng ta đưa điện thoại cho trẻ con chơi, chúng sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn. Nhiều bậc cha mẹ không biết vì sao con mình hay bị ốm. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó chính là chiếc điện thoại của bạn.”

Cũng theo bác sĩ Karmakar, thì không chỉ toilet, mà cả việc sử dụng điện thoại di động trên bàn ăn và trong phòng ngủ cũng không phải là thói quen tốt. Bà khuyên rằng nên dừng sử dụng điện thoại một vài tiếng trước giờ ngủ, để bảo đảm có một giấc ngủ ngon.

Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy hơn 24% thanh thiếu niên lướt web trên điện thoại gần như liên tục, và người Mỹ dành ít nhất 10 tiếng mỗi ngày dán mắt vào màn hình điện thoại. Chuyên gia tâm lý Larry Rosen gọi đây là chứng “ám ảnh công nghệ”.

Ông giải thích, “Bị ám ảnh bởi công nghệ là tình trạng các chất gây lo lắng tích tụ trong não, khiến quý vị phải làm những việc như nói chuyện, kiểm tra điện thoại hay lướt Facebook để giảm các chất gây hại này cũng như bớt cảm thấy lo lắng.”

Ông cũng đưa ra một số bí quyết giúp giảm bớt nỗi ám ảnh không đáng có này:

Dành thời gian cho các hoạt động không liên quan đến điện thoại như đi bộ (giúp tăng cường sức khỏe), đi dạo cùng thú cưng trong công viên hay đọc sách. Tắt thông báo của điện thoại. Những tiếng động và sự thay đổi của màn hình mỗi khi có điện thư, bình luận hay thông tin mới… là lý do chính khiến bạn bị ám ảnh, không thể rời mắt khỏi chiếc điện thoại.

Tạo nhật ký điện thoại, nhằm theo dõi thói quen sử dụng điện thoại của mình. Hãy viết ra mức độ dán mắt vào màn hình điện thoại thường xuyên đến đâu, và sau đó lên kế hoạch để giảm bớt sự lãng phí thời gian đó.

Kiểm soát lượng đường trong khẩu phần ăn uống Hẳn bạn đã biết về những tác hại của đường, như làm tăng nguy cơ sâu răng và dễ gây bệnh béo phì. Thế nên Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến nghị mỗi người chỉ nên giới hạn 6 muỗng đường, hay 25 gram đường mỗi ngày mà thôi.

Thế nhưng với những thực phẩm mua trong siêu thị, thì làm sao biết có bao nhiêu đường bên trong chúng?

Mời bạn tìm hiểu qua một bài trắc nghiệm ngắn do các nhà khoa học tại đại học Deakin và đại học kỹ thuật Queensland thực hiện, đăng trên trang ABC.

MỘT LƯU Ý NHỎ

Mặc dù nhiều chuyên gia nghi ngờ mối liên hệ giữa đường và các căn bệnh như tiểu đường loại 2, trầm cảm và trụy tim, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định chỉ có 2 lý do khiến họ khuyến nghị nên giảm bớt lượng tiêu thụ đường trong khẩu phần ăn hàng ngày: Thứ nhất là vì đường chứa nhiều năng lượng không cần thiết, và thứ hai là chúng có hại cho răng miệng.

Phó Giáo sư Tim Crowe đến từ Đại học Deakin cho biết, “Mặc dù có nhiều người cố gắng thuyết phục rằng đường là thủ phạm đằng sau hầu hết các căn bệnh mà chúng ta đang mắc phải, nhưng ngoại trừ việc làm tăng cân nặng và gây bệnh răng miệng, không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy đường là nguyên nhân trực tiếp gây ra các căn bệnh khác.”

Hạn chế rủi ro mắc bệnh khi ngồi làm việc quá lâu Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng việc ngồi một chỗ liên tục nhiều tiếng trong một ngày sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe về lâu về dài. Trong 15 năm qua, việc ngồi một chỗ đã được chứng minh là tăng nguy cơ ung thư, trụy tim và tiểu đường, và thậm chí gây trầm cả. Nhiều báo đài còn gọi việc ngồi một chỗ cũng tai hại như hút thuốc vậy.

Thế nhưng nếu bạn làm những công việc yêu cầu phải ngồi lâu, như công việc văn phòng hay làm tài xế thì sao? Và liệu bạn có nên chuyển sang loại bàn đứng thay vì ngồi làm việc hay không?

Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã nghiên cứu mối liên hệ giữa các thể loại ngồi và căn bệnh tiểu đường loại 2. Họ phân loại thành: ngồi xem TV, ngồi làm việc, và ngồi nghỉ ngơi nhưng không xem TV. Nhóm nghiên cứu ghi nhận thói quen của 4,811 viên chức người Anh, có độ tuổi trung bình là 44 và chưa bị bệnh tiểu đường, bệnh tim hay các vấn đề về tuần hoàn máu ở đầu chương trình. Trong vòng 13 năm, có 402 người đã mắc bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc ngồi lâu đúng là có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thế nhưng nó chỉ xảy ra đối với những người có lối sống ít vận động mà thôi. Một số chứng cứ mới nhất cho thấy, không phải hành động ngồi nào cũng giống nhau. Với những người ngồi làm việc nhiều giờ trong ngày, họ không có nguy cơ mắc bệnh cao bằng những người ngồi nhiều giờ trước màn hình TV.

Đó là bởi, theo thống kê, những người bị nghiện xem TV thường là do thất nghiệp, sức khỏe tâm thần kém, có thói quen ăn uống không lành mạnh, và thường tiếp xúc với các quảng cáo thức ăn nhanh. Chính sự tổng hợp các nguyên nhân trên mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chứ không phải đơn thuần chỉ hành động ngồi xem TV.

Ngoài ra, một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu cho thấy việc kết hợp 60-75 phút chơi thể thao mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ nguy cơ của việc ngồi nhiều giờ đồng hồ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng kêu gọi chính phủ và các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân vận động nhiều hơn, chẳng hạn như gia tăng các làn đường dành cho xe đạp, nơi để xe đạp, và phương tiện giao thông công cộng.

Một phát hiện thú vị trong nghiên cứu này, là việc sử dụng bàn làm việc đứng (standing desk) thực ra không đem lại kết quả cao trong việc giảm cân. Lý do là vì việc đứng làm việc từ 40-45 phút mỗi ngày không đem lại khác biệt nào lớn cho sức khỏe, và hơn nữa, nhiều người vì chủ quan nên còn giảm hẳn thời gian vận động ngoài giờ làm việc nữa. Nếu bạn có một thời gian biểu bận rộn, thì có một tin vui là quý vị không nhất thiết phải đến phòng gym mới có thể vận động. Một tài liệu mới công bố của AXA PPP Healthcare cho thấy, một số công việc nhà cũng có hiệu quả tiêu hao năng lượng tương đương như chơi các môn thể thao vậy.

Ông David Williams, đại diện của AXA PPP Healthcare, cho biết, “Các công việc nhà như hút bụi, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, thay ra trải giường đều giúp tiêu hao năng lượng và là những bài tập toàn thân tuyệt vời. Chúng cũng hỗ trợ đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, béo phì và một số chứng bệnh khác”.

Chẳng hạn, việc quét nhà và lau nhà có thể giúp tiêu hao 150-200 calories, cắt cỏ 250-350 calories, hay rửa xe hơi tiêu tốn 175-250 calories.

Theo SBS 

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.