Khoa học gia Úc phát hiện vật liệu xây dựng chống động đất
Theo đó, nhóm khoa học gia, dẫn đầu bởi giáo sư Behzad Fatahi và được hỗ trở bởi Ruoshi Xu này tin rằng sử dụng vải địa kỹ thuật tổng hợp trong quá trình xây móng cho một công trình sẽ hình thành một lớp bảo vệ vô cùng đáng tin cậy, giúp các toà nhà trụ vững trong các trận động đất lớn.
Một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Cơ sở Hạ tầng Xây dựng thuộc trường Đại học Công nghệ Sydney tin rằng họ đã tìm thấy giải pháp bảo vệ các toà nhà hiện đại an toàn trước các trận động đất.
Theo đó, nhóm khoa học gia, dẫn đầu bởi giáo sư Behzad Fatahi và được hỗ trở bởi Ruoshi Xu này tin rằng sử dụng vải địa kỹ thuật tổng hợp trong quá trình xây móng cho một công trình sẽ hình thành một lớp bảo vệ vô cùng đáng tin cậy, giúp các toà nhà trụ vững trong các trận động đất lớn.
Trò chuyện với nine.com.au, tiến sĩ Fatahi cho biết nhóm của ông đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu trong 10 năm qua với nỗ lực tìm ra một số giải pháp có thể sử dụng trong xây dựng công trình, giúp các toà nhà “đứng vững” trong các trận động đất. Hiện tuy đã có một số giải pháp nhưng tất cả đều có giá thành vô cùng cao cũng như hiếm khi được sử dụng.
Nhóm nghiên cứu Đại học công nghệ Sydney đã sử dụng một loại vật liệu tương tự nhựa.
“Vải địa kỹ thuật tổng hợp được tạo thành từ polymer nhiệt dẻo (polypropylene) và vải polyester – thường được tìm thấy trong bàn ghế nhựa. Thế mạnh của loại vật liệu này là chúng rất chắc và linh hoạt.
Chúng có thể mang trên mình một thực thể với tải trọng lên đến 1000 kN/m, trong khi độ dày của chúng thì chỉ được tính bằng mi-li-mét. Khi bạn dùng lực mạnh đè lên, chúng sẽ không vỡ nhưng chỉ biến dạng. Vì thế, vật liệu này rất thích hợp sử dụng cho các toà nhà trong khu vực thường xảy ra động đất.”
Tiến sĩ Fatahi cho biết, giờ đây, chúng ta có thể xây móng nhà nhỏ hơn và mỏng hơn bằng cách xen kẽ nhiều lớp đất, vữa và vải địa kỹ thuật. Chi phí xây dựng cũng nhờ đó mà giảm bớt chi phí xây dựng mà lại giúp toà nhà trụ vững hơn, ngay cả khi có động đất.
Vật liệu tuyệt vời này không hề mới vì đã được sử dụng trong các công trình đường bộ và đường sắt, nhưng việc đem vải địa kỹ thuật sử dụng trong xây móng các toà nhà lại là một áp dụng hoàn toàn mới.
Fatahi và nhóm của ông đã phát triển một mô hình 3D mô phỏng và đánh giá hiệu suất của ứng dụng này trên nền tảng một số trận động đất lớn trên thế giới đã từng xảy ra, và kết quả thấy được vô cùng khả quan.
“Vật liệu này có tiềm năng vô cùng lớn. Mọi người nên biết về nó. Nếu được tường tận về những gì mà vải địa kỹ thuật có thể làm, họ sẽ muốn sử dụng nó.” – ông nói.
Không những thế, ngoài việc bảo vệ các toà nhà, vật liệu này còn giúp bảo vệ mạng sống con người.
“Các thống kê cho thấy từ năm 2000, khoảng 700.000 người chết trong các trận động đất.”
Ông còn cho biết, một số nghiên cứu cho thấy, hiện nay, các toà nhà đều trở nên nặng và cồng kềnh hơn, các thành phố thì lại càng đông dân hơn nên việc mang vật liệu này vào xây dựng có thể cứu sống hàng trăm triệu người sống trong các toà nhà đó.
Và hơn cả là, vật liệu này không hề đắt tiền.
“Giá của vải địa kỹ thuật tổng hợp chỉ ở đâu đó tầm 5 đến 10 đô mỗi mét vuông. Ước tính chi phí cho một toà nhà thấp từ 1 đến 5 tầng tầm 5,000 đô, và đối với các toà nhà cao hơn – khoảng 15 tầng, bạn chỉ cần chi khoảng 30,000 đô la cho vải địa kỹ thuật giúp toà nhà của bạn vững chắc hơn.” – Tiến sĩ Fatahi nói.
Hy vọng rằng vật liệu này sẽ tiếp tục tục được nghiên cứu và phát triển hơn nữa để nhanh chóng có giải pháp giúp các toà nhà chống lại động đất.
Nguồn: Vietucnews.net
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.