RSS

Không chỉ trong nước, Trung Quốc muốn kiểm soát cả truyền thông Úc

06:30 22/06/2018

Không chỉ kiểm duyệt truyền thông trong nước, chính quyền Trung Quốc còn muốn kiểm soát cả kênh truyền hình ở Úc.

Trung Quốc

Trung Quốc đã bị tố nhiều lần vì can thiệp vào chính trị của Úc. (Ảnh: CFR)

Kênh truyền hình số 9 ở Úc chuẩn bị phát chương trình “60 phút” nói về chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương.

Nhưng họ đã nhận được một cuộc điện thoại bất thường. Khi vừa nhắc máy, một giọng nói ở đầu dây bên kia hét lên “Hãy nghe đây. Gỡ tin này xuống và mang cho cấp trên ngay. Không được để nó xảy ra lần nữa”, theo Business Insider.

Đó là giọng nói của Saixian Cao, người phụ trách truyền thông ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, Úc. Theo nhà báo Charles Wooley của chương trình “60 phút”, thì Saixian Cao đã hét lên với nhà sản xuất điều hành chương trình sau khi không tác động được đến người quản lý cấp cao.

Chương trình “60 phút” này kể câu chuyện về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương. Bắc Kinh lợi dụng các khoản vay cắt cổ cho các dự án cơ sở hạ tầng để khiến các quốc gia này mắc nợ cả về chính trị lẫn tài chính.

Trung Quốc
Một cảnh trong tập phim “60 phút” mà Trung Quốc yêu cầu gỡ xuống. (Ảnh: Reuters)

Câu chuyện chủ yếu nói về các dự án của Trung Quốc tại quốc đảo Vanuatu, chương trình có quay lại cảnh đại sứ quán Trung Quốc và các quan chức nước này cố gắng làm mọi thứ để không công khai câu chuyện.

Nhà sản xuất nói ông Cao đã yêu cầu không được dùng cảnh quay đó. Qua vụ việc này họ đã hiểu cách mà Trung Quốc chuyên dùng để đối phó và kiểm soát các phương tiện truyền thông của Úc một cách đáng sợ như thế nào.

Ông Chen Yonglin, cựu nhân viên ngoại giao tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Sydney, người đào thoát tới Úc vào năm 2005 nói với Business Insider rằng, điều này thường xuyên xảy ra với các phương tiện truyền thông địa phương ở Trung Quốc. Do vậy, sự cố ở Úc bắt nguồn từ Bắc Kinh.

Trung Quốc
Các nước mắc nợ có thể bị buộc phải ủng hộ Trung Quốc tại LHQ (Ảnh: Spencer Platt/Getty)

Bộ Ngoại giao Trung Quốc là đơn vị hướng dẫn gây áp lực lên Kênh số 9. Họ tin rằng cần thiết làm vậy và là cách để người khác làm theo ý mình, ông Chen nói.

Không những vậy, nếu đó là phương tiện truyền thông tiếng Trung địa phương, Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Trung Quốc sẽ gọi trực tiếp cho Tổng biên tập cùng với cảnh báo nghiêm trọng, kèm theo một số biện pháp trừng phạt phương tiện truyền thông đó.

Trước đó, các nhà ngoại giao tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Úc đã mời trà một nhà quảng cáo hàng giờ đồng hồ để thuyết phục họ ngừng tài trợ cho các tờ báo tiếng Trung độc lập. Một nhà quảng cáo khác đã bị nhân viên an ninh và tình báo của Trung Quốc ‘cắm trại’ trong văn phòng của anh ở Bắc Kinh để yêu cầu rút tiền tài trợ cho các phương tiện truyền thông quan trọng.

Năm ngoái, hàng chục nhân viên bảo vệ đã đánh bị thương nặng hai nhà báo Hàn Quốc khi họ đi theo chuyến công du của Tổng thống Moon Jae-in đến Bắc Kinh.

Trung Quốc thường xuyên gây ảnh hưởng và can thiệp vào các phương tiện truyền thông nước ngoài. Vì tất cả các phương tiện truyền thông tiếng Trung rất vâng lời, nên việc dọa dẫm ở địa phương không phải là điều bất ngờ. Nhưng đối với các báo tiếng Anh, chuyện này hiếm khi xảy ra. Qua vụ việc này, ông Saixian Cao có thể bị cảnh cáo nội bộ vì hành vi quá khích của mình, ông Chen nói thêm.

Nguồn: Dkn.tv

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.