RSS

Làm gì khi visa Úc bị từ chối hoặc huỷ

19:04 28/02/2018

Việc xin visa di trú Úc đang ngày càng khó khăn do những thay đổi trong chính sách di trú của Chính phủ Úc trong thời gian gần đây. Trên thực tế, ngày càng có nhiều hồ sơ xin cấp visa bị từ chối hoặc bị huỷ bỏ vì nhiều lí do khác nhau.

Trước tiên cần hiểu rõ thế nào là visa bị từ chối và visa bị huỷ…

Bạn sẽ bị từ chối visa nếu hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ, không thoả mãn đủ các điều kiện để được cấp visa, hoặc các giấy tờ chứng minh không đủ thuyết phục.

Còn đối với những trường hợp đã được cấp visa nhưng vi phạm luật di trú, hoặc phạm pháp, visa của người đó sẽ bị huỷ. Điều này cũng được áp dụng với cả những người đã có visa thường trú nhân (Permanent Residence).

Bạn có thể bị từ chối hoặc huỷ visa vì nhiều lí do, thậm chí ngay cả khi bạn đã có PR. (Nguồn: Internet)

Vậy chúng ta phải làm gì khi visa bị từ chối hoặc bị huỷ?

Nếu bạn cho rằng quyết định của Bộ Di trú là chưa chính xác hoặc không bằng lòng với quyết định, bạn có thể nộp đơn lên Uỷ ban Kháng án (Administrative Appeals Tribunal – AAT) để có cơ hội được giải trình, hoặc cung cấp thêm bằng chứng để củng cố cho trường hợp của mình. AAT là cơ quan đầu tiên trong quy trình kháng án của bạn, chuyên phụ trách những quyết định dân sự của chính quyền Úc.

Thời hạn nộp đơn xin kháng án thường là 28 ngày sau khi bạn nhận được thông báo chính thức về visa vị từ chối. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, thời hạn này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn.

Đối với trường hợp bị huỷ visa, thời hạn nộp hồ sơ xin kháng án là 5 – 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định từ Bộ Di trú. Trong trường hợp này, bên cạnh việc nộp hồ sơ lên AAT, bạn cần phải liên lạc ngay với Bộ Di trú để nộp đơn xin Bridging Visa E để có thể tiếp tục ở lại Úc một cách hợp pháp trong thời gian chờ đợi kết quả kháng án.

Điều kiện để được phép nộp đơn kháng án lên AAT là gì?

Không phải tất cả các trường hợp bị từ chối hoặc bị huỷ visa đều đủ điều kiện để được kháng án. Chỉ có 2 trường hợp:

  • Người đang ở Úc nộp hồ sơ xin visa và bị từ chối
  • Nếu người nộp hồ sơ visa không ở Úc, nhưng có người bảo lãnh visa đang ở Úc, người bảo lãnh ở Úc sẽ đủ điều kiện để nộp đơn kháng án lên AAT.

Do đó, với các loại visa như visa du học (subclass 500) khi nộp visa ngoài nước Úc (offshore), visa tay nghề độc lập (subclass 189), visa du lịch (subclass 600) – dạng không có người thân bảo lãnh, nếu bạn nộp hồ sơ ở Việt Nam và bị từ chối, bạn sẽ không thể nộp đơn kháng án. Trong khi đó, bạn vẫn có cơ hội kháng án nếu nộp các loại visa bảo lãnh vợ chồng (subclass 309), bảo lãnh cha mẹ (subclass 103), visa bảo lãnh người lao động (subclass 186)…khi nộp hồ sơ visa ở Việt Nam.

Qui trình kháng án như thế nào?

AAT sẽ xem xét hồ sơ, các luận điểm pháp lý và những bằng chứng mới mà bạn bổ sung thêm. Nghĩa là, nếu bạn có những hồ sơ, giấy tờ khác để bổ sung và củng cố cho hồ sơ của mình, bạn có thể nộp lên AAT tại thời điểm này. AAT sẽ xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng, dựa trên những chứng cứ này.

Sau đó, bạn sẽ được sắp xếp một buổi tường trình, do một uỷ viên của AAT là chủ toạ. Tại đây, bạn là người trực tiếp trả lời tất cả các câu hỏi của uỷ viên và chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những câu trả lời này. Ở giai đoạn này, luật sư di trú sẽ giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn trong việc trình bày hoặc nếu nhận được yêu cầu từ phía uỷ viên.

Luật sư di trú sẽ giúp đỡ nếu bạn gặp khó khăn trong việc trình bày hoặc được yêu cầu từ phía uỷ viên. (Source: Internet)

Mục đích của việc này là để bạn có thêm môt cơ hội để giải trình những điểm chưa rõ ràng trong hồ sơ. Do đó, những câu hỏi thường không phức tạp, và đều nhằm mục đích xem xét tính trung thực, tính thuyết phục trong lời khai của bạn cũng như sự phù hợp với những giấy tờ hồ sơ bạn đã cung cấp.

Thực tế, bạn có thể sẽ rất hồi hộp và do đó, không nhớ hoặc nhầm lẫn trong câu trả lời của mình. Trong trường hợp đó, bạn nên nói thẳng là mình không nhớ, không nên bịa chuyện hoặc trả lời lòng vòng. Điều này có thể khiến cho uỷ viên AAT nghi ngờ tính chân thật của bạn và tăng khả năng kháng án thất bại.

Trong trường hợp bạn kháng án không thành công tại Uỷ ban Kháng cáo, bạn vẫn còn cơ hội kháng án lên Toà án Liên bang, gồm 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Toà án Liên bang sẽ không xem xét các bằng chứng mới, mà chỉ xem xét tính chính xác trong quyết định của AAT. Ở cấp độ này, bạn sẽ cần hỗ trợ rất lớn từ luật sư để thảo đơn kháng án và tranh tụng trước toà.

Nếu Toà án Liên bang xác nhận quyết định của AAT là không chính xác, toà án sẽ trả hồ sơ về lại cho MRD – Migration and Refugee Division để một uỷ viên khác xem xét lại hồ sơ. Nếu thắng kiện, hồ sơ của bạn sẽ được tiếp tục gửi lại Bộ Di trú để yêu cầu xem xét lại hồ sơ.

Chi phí pháp lý của việc kháng án

Mức phí hiện tại của việc nộp đơn kháng án tại AAT là $1,731, trừ các trường hợp liên quan đến bridging visa.

Tổng chi phí pháp lý ở toà sơ thẩm bao gồm tiền đơn, tiền luật sư và án phí (nếu thua kiện) trong khoảng $20,000.

Có thể nói, kháng án luật di trú là một qui trình tốn kém nhiều công sức và tiền bạc. Do đó, hãy chú ý làm đúng luật ngay từ đầu, hoặc tìm đến sự trợ giúp hoặc tư vấn về luật pháp từ các luật sư di trú có uy tín để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Nguồn: Hội Du Học

Nếu bạn cần hỗ trợ với thủ tục xin visa hoặc kháng án cho visa, bạn có thể liên hệ SOL Edu Vietnam tại 0402 687 880 (Sofia) hoặc sofia@soledu.net.

Chịu trách nhiệm nội dung: Sofia Đặng

Bài đăng được ủy quyền bởi luật sư di trú Namho Kim (Namo) MARN 1683521 / Yue Wei (Peter) MARN 1682800 / Rui Wang MARN 1790845

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.