Lễ truy điệu ANZAC diễn ra vào lúc hừng đông trên khắp nước Úc
Các buổi lễ truy điệu đã được tổ chức vào lúc hừng đông trên khắp cả nước, đánh dấu 104 năm ngày diễn ra cuộc đổ bộ ở Gallipoli trong Đệ Nhất Thế Chiến.
Tại Sydney, Thiếu tướng Bộ binh Greg Bilton đã phát biểu trước đám đông cựu chiến binh, thân nhân bạn bè của họ, cùng các chính trị gia và công chúng.
"Thật ấm lòng và nhiều ý nghĩa khi hàng ngàn người trên khắp nước đã thức dậy từ sáng sớm để đến đây trong yên lặng, cũng giống như những gì những người lính tre xưa kia đã làm. Mọi người tụ tập về đây để cùng nhau mặc niệm những người đã hy sinh cho tự do chúng ta đang hưởng ngày hôm nay."
Nhiều người trẻ lần đầu tiên đã dự lễ hừng đông, như cô Molly Wang trong đoàn thanh niên quốc tế vì hòa bình tham dự lễ ở Tây Syndey vì muốn học hỏi về các cuộc chiến trước đây.
"Bởi vì bất kể chuyện gì đã xảy ra trong quá khứ đó cũng đều là một sự cảnh báo hoặc bài học cho chúng ta. Chỉ cần nghiêng mình trong giây lát tại lễ hừng đông ngày hôm nay là chúng ta đã chứng tỏ sự tri ân của chúng ta.”
Thủ tướng Scott Morrison tạm ngưng chiến dịch vận động tranh cử để tưởng nhớ ông nội của mình.
"Đó là những câu chuyện ông tôi không muốn một cậu bé vô tội biết đến chứ đừng nói là trải nghiệm. Sứ mệnh của ông là thi hành bổn phận chứ không phải một cuộc thám hiểm."
"Ngày ANZAC là lúc ông gặp lại bạn bè từng phục vụ trong quân ngũ, họ yên lặng bước đi trong đoàn diễn hành. Ông tôi nhớ về cuộc chiến một cách riêng tư, trong yên lặng, và ông đã giữ như vậy cho đến hết cuộc đời."
Ông Morrison nói chúng ta cũng không quên rằng đằng sau mỗi người lính Úc ra trận ở nước ngoài là gia đình của họ còn ở lại.
"Họ phục vụ trên khắp thế giới, ở Iraq, Afghanistan, Israel, Lebanon, và Philippines, để bảo vệ người dân, bảo vệ quyền lợi và những giá trị của chúng ta ở bên ngoài biên giới của chúng ta."
Thủ lãnh đối lập Bill Shorten ghi nhận sự hiện diện của nhiều người trẻ trong lễ hừng đông của ngày ANZAC.
"Tôi cảm thấy rất khích lệ khi đặc biệt có rất nhiều người trẻ tham dự lễ hừng đông. Tôi học hỏi được rất nhiều từ các cựu chiến binh từng phục vụ ở Việt Nam và cảm thấy xấu hổ về cách chúng ta đối xử với họ trước đây. Tôi khuyến khích mọi người nên tìm biết lịch sử của đất nước và sự hy sinh của những người đã nằm xuống."
Nhiều bạn trẻ như Nicole ở Melbourne, họ chưa bao giờ tham dự lễ hừng đông trước đây.
"Tôi luôn luôn bồi hồi khi nghe nhạc truy điệu và cảm động khi đến đây trong không khí khác lạ và nghĩ về những người đang cầm súng và cảm thấy hãnh diện vì những người tôi biết đã phục vụ trong quân đội."
Cựu quân nhân Gary Williamson muốn đến một buổi lễ trong trung tâm thành phố khi ông còn đủ sức khỏe để tham dự.
"Tôi từng tham chiến ở Việt Nam trong Đại đội Victor 6 của New Zealand. Tôi đeo trên ngực huân chương của dì tôi, người từng phục vụ ở Ai Cập và Pháp trong Đệ Nhất Thế Chiến," ông khoe.
Phát biểu tại lễ hừng đông ở Melbounre, Thủ hiến Daniel Andrews nói chúng ta phải truyền lại những câu chuyện anh hùng ANZAC và bảo vệ các thế hệ tương lai.
"Làm thế nào để bày tỏ lòng biết ơn trước những sự hy sinh to lớn. Câu trả lời rất đơn giản nhưng đầy thuyết phục, đó là hãy đến đây trong lúc mặt trời chưa thức dậy và tưởng nhớ đến những người đã nằm xuống vì chúng ta."
Tại buổi lễ ở Canberra, người được trao huân chương cao quý của Úc, Victoria Cross, là ông Mark Donaldson tri ân những người đã cầm súng xông ra trận mạc dù không biết sống chết thế nào.
"Chúng ta nói với giới trẻ đây là tinh thần ANZAC, nhưng có lẽ nó hơn như vậy. Đã có gần 400 ngàn người thương vong trên bán đảo Gallipoli, trong đó có hơn 36 ngàn người lính trẻ của Úc và New Zealand."
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.