Liệu Úc có nên áp dụng luật cấm người nước ngoài mua nhà như New Zealand đang làm?
Vừa mới đây chính phủ New Zealand đã ban hành luật cấm người nước ngoài mua nhà trên lãnh thổ quốc gia của họ, nhằm mục đích ngăn chặn lạm phát giá nhà đất.
Điều này làm dấy lên câu hỏi, liệu chính phủ Úc có nên 'bắt chước' nước hàng xóm của mình áp dụng những luật lệ khó khăn hơn để giải quyết khủng hoảng thị trường nhà đất?
Người nước ngoài hiện tại đang bị cấm mua nhà đất ở New Zealand dựa trên luật mới ban hành của chính phủ nước này, mục đích là để ngăn chặn việc lạm phát giá nhà, cũng như hạ tỷ lệ nhà trống không có ai mua nổi xuống.
Những quy tắc mà chính phủ NZ đặt ra đối với thị trường nhà đất của họ, gần như hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của nước Úc, vốn dĩ cũng đang trong mọi nỗ lực để ngăn chặn người nước ngoài mua nhà.
“New Zealand có rất nhiều vấn đề tương tự mà Úc hiện đang phải đối mặt: giá cả bùng nổ, thị trường nhà ở hoàn toàn thiếu hụt đi so với nhu cầu của người dân trong nước, trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài vẫn hiên ngang đẩy dân địa phương ra khỏi thị trường của chính họ,” nhà nghiên cứu Quản lý Nhà ở và Bất động sản tại Đại học Tasmania, Tiến sĩ Erika Altmann đã cho SBS News biết.
Năm ngoái, quyền sở hữu nhà ở New Zealand đạt mức thấp nhất trong 65 năm, tức là chỉ có một trong bốn người dưới 40 tuổi là chủ sở hữu nhà.
Tiến sĩ Altmann cho biết sự gia tăng nhập cư (cả trong và ngoài nước) và nguồn cung cấp nhà ở hạn chế, đặc biệt là ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất gần đây, đã thúc đẩy chi phí mỗi lúc thêm gia tăng.
Việc người nước ngoài sở hữu bất động sản trong nước hiện là mối quan tâm đang nóng dần lên đối với nhiều quốc gia, Úc hoàn toàn không phải là ngoại lệ.
Mặc dù New Zealand áp dụng luật mới này đối với người nước ngoài, nhưng cư dân Úc vẫn được quyền ưu tiên không phải chịu luật mới.
Hiện tại những luật lệ nào được áp dụng lên nhà đầu tư nước ngoài?
Theo luật pháp Úc, người nước ngoài thường phải nộp đơn xin phê duyệt đầu tư nước ngoài trước khi mua bất động sản nhà ở. Họ không thể mua bất động sản nhà ở có sẵn hay thường gọi là ‘nhà cũ’. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua nhà từ những dự án quy hoạch mới hoặc những dự án sẽ được phê duyệt.
Trường hợp ngoại lệ có thể áp dụng cho công dân New Zealand, người có thị thực thường trú nhân Úc, sinh viên quốc tế và vợ / chồng của những người thuộc các nhóm đó.
Tuy nhiên các luật nàu cũng có thể khác nhau từ vào từng tiểu bang.
Chính phủ liên bang nói rằng các nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào thị trường nhất đất thật ra sẽ tạo thêm việc làm trong ngành xây dựng, dẫn đến tăng doanh thu của chính quyền tiểu bang thông qua việc bán các tài sản như nhà và xe.
Thế nhưng từ việc đó làm cho giá nhà mất tính cạnh tranh, đặc biệt là ở Melbourne và Sydney, điều này đã thúc đẩy nước Úc phải đưa ra các quy định chặt chẽ hơn, cũng như yêu cầu chi phí cao hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Gần 90% nguồn đầu tư nước ngoài tập trung tại NSW, Victoria và Queensland dựa theo thông tin của Hội đồng xét duyệt đầu tư nước ngoài (FIRB).
Nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng thế nào đến thị trường Úc?
“Chúng tôi chưa thực sự nói điều gì vào lúc này. Chúng tôi cần dữ liệu cụ thể và toàn diện hơn,” Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Đô thị tại Đại học Sydney, Dallas Rogers đã chia sẻ với SBS News.
“Các nhà đầu tư nước ngoài chi một khoản tiền tương đối nhỏ nếu đặt trong tổng thể kết cấu thị trường nhà ở.”
“Nhưng những gì chúng ta không biết lại là những tác động lạm phát ở các cấp độ lan ra các khu vực lân cận. Chúng ta không biết mức lạm phát cụ thể như thế nào ở mức độ vi mô, nhưng khi xét ở mức vĩ mô thì chúng không hề hay ho chút nào đâu.”
Người mua nhà nước ngoài chiếm 13% giao dịch bất động sản tại các khu vực phổ biến trong giai đoạn 2015-16 dựa trên nghiên cứu của Ngân hàng ANZ năm 2017.
Theo báo cáo của FIRB năm nay về thị trường nhà ở Úc đã cho thấy đầu tư nước ngoài đã giảm 2/3 trong năm tài chính 2016-17.
Đầu tư của Trung Quốc, vốn đặc biệt cao trong những năm gần đây đã giảm khoảng 50%. Các nhà đầu tư Trung Quốc đang sở hữu khoản đầu tư nhà ở trị giá khoảng 6,8 tỷ đô la (cả thương mại và dân cư) trong năm 2015.
Tiến sĩ Altmann đồng ý rằng chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn để theo dõi thị trường tốt hơn.
“Các yêu cầu báo cáo của chính phủ cần phải minh bạch hơn và thường xuyên hơn. Hiện tại, chúng tôi đang dựa vào các phúc trình hàng năm,” bà nói.
“Cho đến khi chúng tôi có nhiều thông số tốt hơn và thường xuyên hơn thì việc đánh giá tình hình và cập nhật số liệu quả thật rất khó khăn.”
Việc hạn chế nguồn đầu tư nước ngoài có giải quyết được cuộc khủng hoảng chi tiêu của Úc?
Theo ông Rogers thì không thực sự giải quyết được vấn đề này.
“Việc áp dụng nhiều luật lệ, nhiều quy định khó khăn nếu mà có tác dụng thì chỉ xảy ra ở những khu vực riêng lẻ, những nơi có mật độ nhà đầu tư nước ngoài cao, điển hình là các khu vực gần với trung tâm thành phố, hoặc gần với các hệ thống giao thông công cộng.”
“Nhưng nếu chúng ta nhìn vào mặt bằng chung khả năng chi trả cho thị trường nhà ở, thì nó không có ảnh hưởng lớn. Vấn đề này thuộc về phạm trù cấu trúc và đã xảy ra từ bao lâu nay. Không thể nào giải quyết được triệt để chỉ bằng cách rút một người chơi ‘nhỏ’ ra khỏi thị trường lớn, mà những người chơi ‘nhỏ’ đó chính là các nhà đầu tư nước ngoài.”
Tiến sĩ Altmann cho biết nước Úc cần có một cuộc đối thoại lớn hơn và có tính hợp tác hơn.
“Luật pháp và chính sách liên bang của chính phủ vốn không đồng bộ. Chúng ta có chính phủ liên bang khuyến khích đầu tư, nhưng các tiểu bang chỉ muốn đầu tư và các điều khoản nhất định.”
“Điều gì có thể giúp cải thiện tình hình là việc lập ra hẳn một Bộ về nhà ở để đàm phán mọi vấn đề, cũng như thực sự góp công góp sức để giải quyết vấn đề. ”
Một số nghiên cứu cho thấy nhiều người Úc đổ lỗi cho các nhà đầu tư nước ngoài về tình trạng thị trường nhà đất.
Cuộc khảo sát năm 2017 chỉ tìm thấy được 18% người được hỏi tin rằng các nhà đầu tư nuosc ngoài nên được phép mua nhà tại Sydney. Chỉ 17% cho rằng chính phủ đang điều chỉnh vấn đề đầu tư nhà của người nước ngoài một cách hiệu quả.
Tài sản nhà ở với tổng giá trị là 6,8 nghìn tỷ đô la là khối tài sản lớn nhất của Úc theo ước tính của Cục Thống kê Úc.
Chỉ 17% cho biết chính phủ đang điều chỉnh đầu tư nhà ở nước ngoài một cách hiệu quả.
Nhà ở - với tổng số 6,8 nghìn tỷ đô la - là tài sản lớn nhất của Úc, theo ước tính của Cục Thống kê Úc.
Theo: SBS
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.