RSS

Lộ bằng chứng người Duy Ngô Nhĩ bị xiềng xích áp giải ở Trung Quốc

18:00 24/09/2019

Một video quay từ trên cao, có thể từ máy bay không người lái, ghi lại khoảnh khắc hàng trăm tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị bịt mắt và xiềng xích, đang di chuyển dưới sự chỉ đạo của cảnh sát Trung Quốc đến trại cải tạo tại nhà ga ở Tân Cương.

Bộ trưởng Ngoại giao Úc và các thành viên của cộng đồng Duy Ngô Nhĩ vừa lên án một đoạn phim "đáng lo ngại" và "kinh hoàng" về người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc đang tràn lan trên mạng.

Tài khoản YouTube có tên War on Fear đã đăng tải đoạn phim dài 1 phút và 46 giây cho thấy một toán người bị giam giữ và xiềng xích với tiêu đề: 'Tân Cương: Sự Giải thích Mới'.

Đoạn phim cũng được đăng bởi một tài khoản Twitter tên @warcombatfear.

Trên kênh Youtube, chủ tài khoản War on Fear đã viết kèm theo video như sau: 'Mục đích của chúng tôi là chiến đấu với nỗi sợ hãi. Người dân của xã hội ngày nay luôn sống dưới sự giám sát của chính phủ với công nghệ cao. Mọi người mất tự do.'

'Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi họ là những người yêu nước và yêu thương nhân dân. Nhưng trên thực tế, họ chỉ yêu đảng và chỉ yêu quyền lực.'

'Những video này được thực hiện tại Trung Quốc. Đây là sự đàn áp lâu dài về nhân quyền và các quyền tự do căn bản bởi nhà nước Trung Quốc tại Khu tự trị Tân Cương.'

Trong đoạn phim, một nhóm lớn những người bị giam giữ có mục đích có thể được nhìn thấy ở gần tàu, mặc áo choàng màu tím và đeo băng bịt mắt đen, ngồi thành hàng trên mặt đất, xung quanh là những người canh gác. Gần đó, cũng có một nhóm khác bị bịt mắt, ngồi xiềng tay ra sau lưng nhưng không mặc áo khoác tím.

Nathan Ruser, một nhà nghiên cứu của Trung tâm chính sách điện tử quốc tế thuộc Viện nghiên cứu chính sách chiến lược quốc tế Úc, người trước đây đã phân tích dữ liệu vệ tinh để lập bản đồ trại cải tạo Trung Quốc Hồi giáo, cũng tin rằng cảnh quay là có thật.

Ông Ruser cho biết bằng cách phóng to các chi tiết của Google Earth , ông có thể xác định đoạn phim được quay vào tháng 4 hoặc tháng 8 năm 2018 tại một nhà ga phía tây thành phố Korla, Trung Quốc.

Trong chuyến thăm nơi gọi là ‘trại cải tạo người Duy Ngô Nhĩ’, Trung Quốc đã từng đưa các phóng viên và nhà ngoại giao đến các ngôi trại đặc biệt được thiết kế một cách cẩn thận để chứng minh cho mọi người về nơi họ gọi là 'tiến bộ và nhân quyền'.

Ở Tân Cương, chính quyền cho phép các cuộc viếng thăm của báo chí không chỉ để cho thấy rằng các điều kiện bên trong các cơ sở là tốt, họ cũng muốn chứng minh rằng chúng hoàn toàn không phải là nhà tù.

'Tuy nhiên, video này đã vạch trần sự thật câu chuyện được kể và cho thấy rõ cách đối xử vô nhân đạo đối với các cá nhân bị giam giữ trong hệ thống ở tân Cương, trong cuộc đàn áp bắt đầu vào năm 2017 ở miền tây Trung Quốc’, ông Ruser nói.

Một báo cáo từ Sky News cũng cho biết một nguồn kiểm tra an ninh giấu tên ở châu Âu giấu xác định cảnh quay là thật.

Trung Quốc tiếp tục khẳng định việc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ - một nhóm thiểu số Hồi giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ - là cần thiết nhằm chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.

Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần phủ nhận các cơ sở giam giữ của họ là "trại tập trung" và cho biết các cơ sở của họ tương tự với các trường nội trú và trung tâm dạy nghề.

Liên Hiệp Quốc cho biết theo những báo cáo đáng tin cậy , rằng ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ trong các "trại cải tạo" ở Tân Cương.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne mô tả video là "đáng lo ngại sâu sắc".

Marise Payne has condemned the video.

‘Trước đây tôi đã nêu lên những lo ngại của Úc về các báo cáo giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc Hồi giáo khác ở Tân Cương.’

 'Chúng tôi đã liên tục kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc giam giữ tùy tiện người Duy  Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác. Chúng tôi đã nêu ra những quan ngại này - và chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng trong các cuộc họp quốc tế có liên quan."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đại sứ quán của Trung Quốc tại Úc đã được liên hệ để bình luận.

On the backs of the men in the video is the words 'Kashgar City Detention Centre'.

Alim Osman, chủ tịch Hiệp hội người Duy ngô Nhĩ tại Victoria, cho biết thật "buồn và đau lòng" cho cộng đồng ở Úc khi nhìn thấy những video như thế này.

Ông phát biểu với đài ABC rằng.

‘Điều đó thật kinh khủng và chúng tôi thấy rùng mình. Chúng tôi cảm thấy mình cô độc  trong trận chiến chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc.’

‘Chúng tôi ở Úc cảm thấy bất lực và có lỗi vì chúng tôi không thể làm gì được về chuyện đó.’

Ông Osman nói rằng sự đối xử với người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc được che giấu trong bí mật và số phận của những người bị giam giữ vẫn chưa được biết đến - dù ông sợ rằng họ có thể là nạn nhân của lao động cưỡng bức hoặc thậm chí là mổ cướp nội tạng của chính quyền.

Đã có những báo cáo đáng lo ngại về việc trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị tách khỏi gia đình, phụ nữ Duy ngô Nhĩ bị triệt sản và Trung Quốc thu thập mẫu máu và DNA từ những người Duy Ngô Nhĩ.

Ông Osman hoan nghênh ý kiến ​​từ bà Payne.

'Đã đến lúc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là chính phủ của chúng ta, lên tiếng chống lại những gì đang xảy ra ở Tân Cương.'

'Nếu chúng ta không lên tiếng vào thời điểm lịch sử này, tôi nghĩ chế độ cộng sản Trung Quốc sẽ đe dọa nhiều hơn cho chúng ta và nhân loại.'

Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đã nói về 'các báo cáo đáng tin cậy' về việc Trung Quốc đang giam giữ một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác tại các trại giam tập thể ở Tân Cương.

Nhưng đầu năm nay, Shohrat Zakir, chủ tịch Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nói rằng báo chí truyền thông nước ngoài đã nói dối về các nhà tù này và biện hộ rằng đó là những ‘trung tâm đào tạo nghề và giáo dục’

Hồi tháng 2, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã mô tả đó là những trại tập trung, nơi những người bị giam giữ phải đối mặt với sự tra tấn.

Vấn đề của người Duy Ngô Nhĩ có thể được đưa ra trong Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần tới khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại New York.

Năm tổ chức nhân quyền đã kêu gọi Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, lên án chính quyền Trung Quốc giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo ở khu vực Tân Cương và kêu gọi đóng cửa ngay lập tức các trại giam của chính phủ.

Trong một lá thư gửi cho người đứng đầu Liên Hiệp Quốc phát hành hôm thứ ba và được tường thuật bởi Associated Press, các nhóm nhân quyền cho biết những hành động này sẽ là một đóng góp quan trọng để giải quyết "một trong những vấn đề nhân quyền cấp bách nhất của thời đại chúng ta".

Lá thư được ký bởi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Ủy ban Luật sư Quốc tế, Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế và Hội nghị Duy Ngô Nhĩ Thế giới. 

Nguồn: Sbs.com.au

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.