Lực lượng lao động của Úc đang bị "Uber hóa"
Theo số liệu mới được Cơ quan Thống kê Australia công bố trong tháng Ba, hiện có hơn một triệu người Australia phải làm thêm công việc thứ hai, tăng hơn 20% trong vòng hai năm qua, chủ yếu là các công việc văn phòng, trả lời điện thoại, dạy thêm, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội.
Lương trì trệ, "Uber hóa" lực lượng lao động và gia tăng số lượng công việc hợp đồng... là nguyên nhân khiến số người dân Australia phải làm nhiều công việc cùng một lúc đang ở mức kỷ lục, theo báo cáo của Hội đồng Công đoàn Australia (ACTU).
Theo số liệu mới được Cơ quan Thống kê Australia công bố trong tháng Ba, hiện có hơn một triệu người Australia phải làm thêm công việc thứ hai, tăng hơn 20% trong vòng hai năm qua, chủ yếu là các công việc văn phòng, trả lời điện thoại, dạy thêm, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội.
Thư ký ACTU, bà Sally McManus, gọi tình trạng gia tăng số người phải làm thêm công việc thứ hai là “Uber hóa” lực lượng lao động.
Báo cáo của ACTU cho rằng người dân không có đủ giờ làm và không kiếm được đủ tiền từ công việc chính, vì vậy buộc phải làm thêm các công việc tạm thời, bán thời gian không an toàn.
Trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng 8,1%. Tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn hẳn trong lực lượng lao động trẻ, cao nhất là 31% trong độ tuổi 15-19; 20% trong độ tuổi 20-24; trong khi các độ tuổi khác tỷ lệ này không quá 9%
Bên cạnh tình trạng thiếu việc làm, mức lương hiện nay cũng không được tốt. Kể từ năm 2012, có rất ít thay đổi về lương thực tế (có tính đến lạm phát). Trong giai đoạn 1995-2012, người lao động được tăng lương thực tế trung bình gần 2% mỗi năm. Trong khi đó, giá trị lương thực tế giảm trong giai đoạn 2010-2018 và tỷ lệ công việc thứ hai tăng.
Trong một bức thư ngỏ đăng trên tờ Australia Financial Review vào trung tuần tháng Ba, hơn 120 nhà kinh tế, luật sư và các nhà phân tích thị trường lao động đã yêu cầu cần có biện pháp giải quyết vấn đề tiền lương trì trệ. Bức thư chỉ ra rằng tiền lương tính theo tỷ lệ phần trăm của Tổng sản phẩm quốc nội đang ở mức thấp nhất kể từ năm 1959.
Người lao động đang làm ra nhiều của cải vật chất hơn, nhưng tiền lương của họ chỉ bằng hoặc ít hơn so với trước. Tăng lương trì trệ không phải là do suy giảm kinh tế mà do bất bình đẳng tăng lên, bức thư khẳng định.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ở một quốc gia có nhiều công việc không an toàn, sự bất bình đẳng trên toàn xã hội sẽ tăng thêm.
Vào năm 2015, OECD đã tính toán rằng khoảng 40% của tất cả việc làm ở Australia là "không hợp chuẩn" - nghĩa là công việc không phù hợp với tiêu chuẩn của việc làm “toàn thời gian, thường xuyên với một chủ lao động trong một khoảng thời gian dài”. Công việc “không hợp chuẩn” bao gồm công việc tạm thời, bán thời gian, công việc khi nào cần thì gọi, hoặc công việc được sắp xếp thông qua một đại lý hoặc nhà thầu phụ.
Tỷ lệ công việc “không hợp chuẩn” của Australia cao thứ ba trong số 36 quốc gia thành viên OECD, sau Hà Lan và Thụy Sỹ.
Theo báo cáo của ACTU, một trong những vấn đề lớn với sự gia tăng của công việc “không hợp chuẩn” ở Australia là sự dịch chuyển "rủi ro kinh tế" từ người sử dụng lao động sang người lao động. Khi nền kinh tế suy thoái hay nhu cầu trong nước suy giảm, chủ lao động Australia có thể cắt giảm nhanh chóng số lao động và chi phí lao động ở các công việc này.
ACTU nhận định: "Chính sách công tại Australia trong 30 năm qua đã đi quá xa trong việc thúc đẩy sự linh hoạt tiền lương theo chiều hướng đi xuống và các hình thức làm việc linh hoạt".
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.