RSS

Lý do khiến tiền giả tại Úc đang ngày càng trở thành vấn nạn đáng lo ngại

19:27 12/03/2018

Thời gian gần đây, Úc đã trở thành một trong 4 quốc gia có tỷ lệ tiền giả đang ngày càng gia tăng.

Năm nay đánh dấu 30 năm ngày tờ tiền bằng polymer đầu tiên của Úc ra đời, và trong suốt thời gian đó thì tỷ lệ tiền giả tại Úc luôn là thấp nhất.

Ngày nay, tờ đô la Úc bằng polymer đang ngày một bị làm giả nhiều hơn, dù trước đây nó từng là tờ tiền không thể làm giả được. Dù chỉ sử dụng công nghệ in rẻ tiền, nhưng những kẻ làm tiền giả vẫn có thể cho ra sản phẩm trông như thật, và vẫn có thể qua mặt được ngân hàng và tòa án.

Tỷ lệ tiền giả tại Úc đang tăng lên

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 1.5 tỷ tiền tờ tiền đô la Úc đang được lưu hành, với tổng trị giá là gần 73 tỷ đô. Số tiền này vẫn chiếm khoảng 37% giao dịch, dù trong thời đại hiện nay, giao dịch sử dụng tiền mặt không còn phổ biến.

Tờ tiền 50 đô la Úc hiện là tờ tiền bị làm giả nhiều nhất, chiếm hơn 80% số tiền giả, và nó cũng chiếm khoảng 47% tiền giấy đang lưu hành.

Úc hiện là một trong số 4 quốc gia có tỷ lệ tiền giả đang gia tăng, cùng với New Zealand, Thụy Điển và Na Uy.

Dù hiện vẫn đang ở mức thấp, nhưng tỷ lệ tiền giả ở Úc đang ngày một tăng lên, và hiện đang là 1 trong 50,000 tờ. Nếu như vào năm tài chính 2003/04 tỷ lệ tiền giả là 5 trong 1 triệu tờ, thì hiện nay, nó đã tăng lên 17 tờ.

Lo ngại những kẻ làm tiền giả bắt kịp với công nghệ, các nhà chức trách tại Úc đã ban hành những tờ tiền mới với những tính năng bảo mật mới, để có thể đi trước những kẻ làm tiền giả một bước.

Dù là tiền giả nhưng giống thật và chất lượng khá tốt

Một ví dụ đã cho thấy sự tinh vi của tiền giả, vào tháng 5/2015, bà Kasey McFarlane đã bước vào một chi nhánh của Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) ở Clayton để đổi tiền.

Khi đó, nhân viên của ngân hàng đã đổi cho bà 3 tờ 50 đô. Tuy nhiên, khi bà tới một khu chợ địa phương và trả tiền cho người bán, nhân viên quầy thanh toán đã kiểm tra và phát hiện ra đó là tiền giả.

Bà cho biết nếu như nhìn kỹ và so sánh thì sẽ thấy có gì đó không ổn, nhưng nếu tự dưng có ai đó đưa cho tiền giả thì mọi người thường sẽ không để ý và không phân biệt được.

Máy in tiền giả dễ mua đến mức ai cũng có thể sở hữu

Theo những tiêu chuẩn trong ngành in, loại máy in thương mại nổi tiếng hiệu Roland DG được xem là có giá cả vừa phải nhưng vẫn có hiệu năng cao. Chỉ cần bỏ ra khoảng 70,000 đô, bạn có thể sở hữu một chiếc máy in có khả năng in ra bất cứ màu sắc nào trên bất kỳ bề mặt nào, kể cả giấy phim trong.

Vào mùa đông năm 2009, 3 chiếc máy in Roland DG, 2 chiếc được thuê và một chiếc được mua, đã được chở đến cho một người đàn ông tên là John Peters tại khu nhà nghỉ Water’s Edge Resort tại Kurnell. Đây là một khu nhà nghỉ bình dân ở rìa phía bắc Bonna Point, với giá một phòng từ 170 đô/đêm. Tuy nói rằng mình đang làm việc cho Chính phủ Úc, nhưng thực ra tên thật của người đàn ông tự xưng là Peters này là Agapitos Megaloudis, một tay chơi môtô với biệt danh “Pete Mập”.

Vào đầu năm 2010, Megaloudis đã đổi 2 chiếc máy in đang thuê để mua một chiếc máy in, và Roland phát hiện 2 chiếc máy này khi được trả lại thì đã ở trong tình trạng rất tệ. Đến tháng 3, ông David Edwards, một kỹ sư bảo trì đã tới sửa máy in cho Megaloudis sau khi được báo một trong những chiếc máy không hoạt động. Khi kiểm tra, ông Edwards phát hiện rằng có một chiếc máy in dùng giấy polymer.

Hoạt động của đường dây làm tiền giả 50 đô tinh vi của Megaloudis đã chấm dứt sau khi người anh của Megaloudis là Nicholas đã làm lộ bí mật. Ông ta đã trả cho một nhân viên cửa hàng burger 2 tờ tiền giả, và khiến họ sau đó bị cảnh sát bắt.

Sau khi lần theo dấu vết đến cơ sở làm tiền giả của Megaloudis, các thám tử phát hiện thấy những giấy polymer để in tiền với giá trị lên đến hơn 40 triệu đô, và “không thể phân biệt được với tờ tiền thật”.

Việc không báo cáo tiền giả cũng sẽ bị xem là một hành vi phạm tội

Mức phạt cho việc làm tiền giả có thể lên tới 14 năm tù, và nếu bạn không báo cáo khi phát hiện tiền giả thì cũng sẽ bị coi là phạm pháp.

Thường khi nhận được tiền giả, người ta rất muốn cố tình “đẩy” nó sang cho người khác, vì khi báo cáo tiền giả và nộp lại cho ngân hàng, người đó sẽ coi như bị mất một khoản tiền tương đương.

Tuy nhiên, cảnh sát cho biết rằng việc chuyển tiền giả sang cho người khác cũng bị coi là hành vi phạm pháp và nên xem đó là hành vi ăn cắp.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.