Mẹ ɓầᴜ 9x ʋà пɢᴜyêп łắc ăп ᴜốпɢ ᵭể 'ʋào coп ɱà ƙɦôпɢ ʋào ɱẹ'
Pɦươпɢ Tɦảo ᵭã ʋạcɦ ɾõ пɦữпɢ пɢᴜyêп łắc łɾoпɢ ăп ᴜốпɢ ʋà ℓàɱ ᵭẹρ ᵭể ɓầᴜ ɓí ʋẫп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà xiпɦ ᵭẹρ.
Là ɱộł ɱẹ łɾẻ ɦiệп ᵭại пêп ɗù ɓầᴜ ɓí пɦưпɢ Pɦươпɢ Tɦảo ᵭặc ɓiệł qᴜɑп łâɱ ᵭếп ʋiệc cɦăɱ sóc sức ƙɦỏe cũпɢ пɦư ℓàɱ ᵭẹρ. Nɢɑy łừ ƙɦi ɱới ɓiếł łiп có łɦɑi, ɓà ɱẹ 9x ᵭã łɾɑo ᵭổi łɾực łiếρ ʋới ɓác sĩ ʋề cɦế ᵭộ ăп ᴜốпɢ ʋà ɱức câп пặпɢ cɦᴜẩп cầп łăпɢ ᵭể ᵭảɱ ɓảo łɦɑi пɦi ρɦáł łɾiểп ƙɦỏe ɱạпɦ ɱà ɱẹ ƙɦôпɢ ɓị łăпɢ câп qᴜá пɦiềᴜ. Cɦo ᵭếп łɦời ᵭiểɱ ɦiệп łại, Tɦảo ƙɦá ɦài ℓòпɢ ʋới пɦữпɢ ɢì ɱìпɦ ᵭã ℓàɱ ᵭược ƙɦi ở łᴜầп 36 łɦɑi ƙỳ, cô ɱới cɦỉ łăпɢ 6,5ƙɢ.
Kɦôпɢ cɦỉ có ɓí qᴜyếł ăп ᴜốпɢ ᵭể łɾáпɦ łăпɢ câп пɦiềᴜ, Pɦươпɢ Tɦảo còп ɗàпɦ sự qᴜɑп łâɱ ᵭặc ɓiệł ᵭếп ʋiệc cɦăɱ sóc ɗɑ ɗẻ ƙɦi ɓầᴜ ɓí ᵭể ƙɦôпɢ ɓị xᴜốпɢ cấρ sɑᴜ siпɦ. Với cô, "ʋiệc cɦăɱ sóc пɦɑп sắc ƙɦi ɱɑпɢ łɦɑi ℓà ʋô cùпɢ cầп łɦiếł. Nɦấł ℓà có пɦữпɢ ʋấп ᵭề łɾêп ɗɑ пếᴜ ƙɦôпɢ ᵭược cɦăɱ sóc sẽ ᵭể ℓại ɦậᴜ qᴜả ɱãi ɱãi cɦứ ƙɦôпɢ ρɦải siпɦ xoпɢ ℓà ɦếł."
Mang thai tuần 36 nhưng Phương Thảo mới chỉ tăng 6,5kg.
Cùng tham khảo những nguyên tắc ăn uống và làm đẹp khi mang thai rất hiện đại và chuẩn khoa học của bà mẹ trẻ này.
Nguyên tắc ăn uống để "vào con mà không vào mẹ"
Cảm xúc của vợ chồng bạn khi biết tin có bầu chắc chắn sẽ rất đặc biệt?
Mình và ông xã kết hôn được hơn nửa năm thì mình có thai. Do hai vợ chồng đã lên kế hoạch sẽ có em bé luôn, nên khi biết tin có em bé, hai vợ chồng vô cùng hạnh phúc và hào hứng.
Được biết cho đến thời điểm hiện tại khi bầu 36 tuần bạn mới chỉ tăng 6,5kg. Bí quyết của bạn là gì vậy?
Từ khi mới mang thai, mình đã trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống trong thai kì, mức tăng cân của mẹ sao cho hợp lý. Đây là những nguyên tắc ăn uống trong thai kỳ của mình xin chia sẻ với chị em:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để cơ thể tiêu hoá và hấp thụ tốt hơn. Ngày ăn 6 bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn.
- Chia khẩu phần ăn thành 25% là protein ( thịt, cá, trứng,...), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún,...) và 50% là rau củ.
- Luôn cố gắng đa dạng hoá các loại thực phẩm. Dù bà bầu hay nghén một vài món nhất định, nhưng mình luôn cố găng nếu thèm chỉ ăn một ít, không ăn quá nhiều và liên tục một món nào bất kì mà thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm.
- Hạn chế tối đa đồ ngọt (mình rất ít ăn bánh kẹo, tuyệt đối không uống nước ngọt có ga, ngay cả trái cây cũng tránh ăn nhiều trái cây có hàm lượng đường quá cao như dưa hấu, vải,... mà thay bằng dâu tây, việt quất, bưởi, cam,...)
- Kiêng các loại thức ăn, đồ uống không có lợi cho mẹ bầu và thai nhi như dứa (thơm), rau răm,... (vì gây kích thích co tử cung), đồ sống, phô mai mềm, thịt xông khói,...(vì dễ chứa vi khuẩn do chưa được nấu chín, tiệt trùng), cá biển lớn như cá thu, cá kình, cá mập,...( vì chưa hàm lượng thuỷ ngân cao)
- Chú trọng các nhóm thực phẩm có lợi cho phụ nữ mang thai như: uống 1 lít sữa tươi không đường mỗi ngày, ăn phô mai cứng (vì không chứa vi khuẩn), sữa chua không đường, uống nước cam, ăn chuối, hải sản để cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể. Ăn các loại rau củ có màu xanh đậm (bông cải xanh, rau chân vịt, rau muống...), màu đỏ và vàng (ớt chuông, bí đỏ,...) vì chứa nhiều vitamins, sắt, axit folic,... rất tốt. Ăn cá hồi, các loại hạt như hạt óc chó để bổ sung omega 3 tốt cho não thai nhi.
- Uống đủ 3 lít chất lỏng (bao gồm sữa, nước lọc, nước trái cây, canh,...) mỗi ngày.
- Một lưu ý đặc biệt là khi mang bầu, cơ thể cần đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó không nên kiêng tuyệt đối tinh bột như nhiều mẹ bầu vẫn làm. Do tinh bột cung cấp năng lượng cần thiết cho mẹ bầu. Thay vào đó nên kiểm soát lượng tinh bột vừa đủ và chọn nguồn tinh bột có lợi. Ví dụ mình hay chọn thay cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,... bằng bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang luộc, bắp luộc, các loại đậu,... để đảm bảo vừa cung cấp đủ ăng lượng cho cơ thể, không bị đói nhanh mà vẫn không lo lên kí nhiều.
Thảo xây dựng nguyên tắc ăn uống khoa học để con đủ chất, mẹ "mi-nhon' ngay từ khi biết tin có bầu.
Ngày nay xu hướng tăng cân vượt chuẩn khá phổ biến do các mẹ lo lắng không cung cấp đủ dinh dưỡng cho con phát triển. Vậy việc bạn tăng cân quá ít có sợ ảnh hưởng đến thai nhi?
Bác sĩ đã giải thích cặn kẽ với mình việc mẹ tăng quá nhiều cân không đồng nghĩa bé sẽ to, khoẻ hơn mà ngược lại còn gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ không tốt cho thai nhi, điển hình là tiểu đường thai kì. Mình cũng được giải toả áp lực mà nhiều mẹ bầu mắc phải là muốn con phải thật nặng cân khi chào đời nên tẩm bổ rất nhiều do bác sĩ khuyên với bé đầu lòng, mức cân nặng từ 2,8kg đến 3,3kg là hợp lý, bé sẽ khoẻ mạnh mà mẹ cũng không chịu quá nhiều tổn thương khi sinh nở, khả năng sinh thường sẽ cao hơn. Mình không hề kiêng khem, nhịn đói mà luôn đảm bảo ăn uống đầy đủ chất cần thiết cho thai nhi. Trộm vía đến giờ là 36 tuần, các chỉ số của con vẫn được bác sĩ đánh giá là phát triển đúng tiến độ thai kì.
Dù không tăng cân nhiều nhưng em bé của Thảo vẫn phát triển đúng tiến độ thai kỳ.
Nguyên tắc làm đẹp da để loại bỏ nám sạm khi mang bầu
Ngoài chế độ ăn uống có nguyên tắc rõ ràng, bạn có thực hiện chế độ tập luyện thể thao nào để giữ sức khỏe và vóc dáng khi mang thai không?
Do khi mang bầu không nên vận động quá sức nên từ khoảng giai đoạn hai của thai kì, mình được bác sĩ khuyên tập yoga. Mình đã mời một thầy dạy yoga thiết kế chương trình phù hợp cho từng giai đoạn thai kỳ của mình. Tập yoga giúp mình thư giãn, vận động nhẹ nhàng, cải thiện sức khoẻ và đặc biệt là tập được cách hít thở đúng rất có lợi khi áp dụng trong quá trình sinh bé sau này.
Khi mang thai, da dẻ mẹ bầu thường xấu đi nhưng với riêng bạn vẫn giữ được làn da mịn màng, sáng hồng. Bạn có thể chia sẻ về cách làm đẹp da hiện quả, an toàn khi mang thai không?
Khi mang thai, phụ nữ thường đối mặt với các vấn đề da dẻ phổ biến như mụn, nám, sạm da, rạn da và da nhạy cảm, dễ kích ứng. Khi vừa có bầu, mình chú ý thấy da bắt đầu nhờn hơn do nội tiết thay đổi, vậy là mình bắt đầu vạch ra những nguyên tắc dưỡng da ngay:
- Để giảm nhờn, ngăn mụn cho da mặt: Mình chú ý giữ da sạch bằng cách rửa mặt theo phương pháp "double cleasing" (rửa mặt hai lần: lần đầu với dầu (có thể dùng dầu dừa, dầu olive), massage da nhẹ nhàng cho lấy sạch dầu thừa, bụi bẩn sâu trong da. Lần hai với sữa rửa mặt để lấy sạch lớp dầu. Cuối cùng là vỗ nước lạnh thật kĩ cho da sạch, se khít lỗ chân lông.
Hàng tuần mình tự xông mặt với tinh dầu tràm trà, đắp mặt nạ đất sét, mặt nạ trà xanh... để dưỡng ẩm cho da. Ngoài ra, mình cũng thường xuyên thay vỏ gối nằm, lau mặt gương điện thoại để giữ da mặt không tiếp xúc bụi bẩn, vi khuẩn.
- Để ngừa vấn đề mụn trên ngực, lưng mà nhiều phụ nữ mang thai gặp phải, mỗi tuần 2 lần mình ngâm bồn với muối hồng Himalaya và mật ong. Loại muối này sẽ giúp ngăn và trị mụn trên cơ thể. Tuy nhiên nên ngâm buổi sáng, ngâm với nước ấm vừa phải trong vòng 15-20 phút để tránh nhiễm lạnh cho mẹ bầu.
- Để ngăn ngừa nám, sạm da: mình luôn dùng kem chống nắng mỗi ngày vì nắng là nguyên nhân thúc đẩy quá trình sạm, nám da do nội tiết thai kỳ trở nên trầm trọng hơn.
- Để ngừa rạn da: mình chăm chỉ bôi dầu chống rạn (các mẹ bầu có thể chọn bằng kem trị rạn, dầu dừa, dầu olive đều được) ngày 2 lần. Rạn da là do cơ địa, không loại kem nào có thể đảm bảo ngăn ngừa rạn. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên dùng để tăng độ ẩm, độ đàn hồi cho da thì nguy cơ rạn sẽ ít đi, nếu có rạn cũng giảm mức độ nghiêm trọng, giảm ngứa và khó chịu cho da nữa.
Da mẹ bầu thường nhạy cảm nên việc chọn sản phẩm chăm sóc da là rất quan trọng. Bên cạnh đó không thể quên yếu tố an toàn cho thai nhi. Do đó mình chủ trương dùng sản phẩm không chứa hoá chất gây hại, sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để không gây hại cho thai nhi và tránh bị dị ứng.
Bà mẹ 9x cũng đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc da khi mang thai.
Ồ, hình như bạn là người rất quan tâm đến việc làm đẹp khi bầu bí trong khi các mẹ bầu khác thường bỏ bê việc này. Theo bạn việc này có thực sự cần thiết?
Với mình đó là việc nên làm. Khi mang thai là lúc cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn như da dẻ xấu đi, vóc dáng, gương mặt nặng nề hơn. Do đó việc quan tâm chăm sóc nhan sắc khi mang thai là vô cùng cấn thiết. Nhất là có những vấn đề nếu không được chăm sóc, sẽ để lại hậu quả sau này chứ không phải sinh xong là hết. Ví dụ như nếu quá nhiều mụn mà không chăm sóc sẽ để lại vết thâm, sẹo mụn, các vết nám đeo bám dai dẳng, các vết rạn da không thể chữa hết hay tăng quá nhiều kí, dù sau này có giảm thì da dẻ vẫn chảy xệ hơn trước. Việc làm đẹp khi mang thai đúng cách, khoa học sẽ không gây hại đến thai nhi, lại mang lại sự tự tin, tâm trạng vui vẻ cho mẹ bầu.
Là một người khá chỉn chu về hình dáng bên ngoài, chắc chắn bạn cũng rất quan tâm đến việc làm đẹp sau sinh, đặc biệt là cách giảm eo?
Đúng vậy. Để tránh nỗi ám ảnh vòng hai sau khi sinh, ngoài việc giữ mức cân nặng hợp lý trong thai kì, mình cũng nghiên cứu thêm các "bí kíp" từ bạn bè, những người đã thành công trong việc lấy lại vòng hai sau sinh. Đó là kết hợp chườm bụng bằng muối gừng ngải cứu, bôi rượu gừng nghệ hạ thổ, dùng đai quấn nóng. Sau khi đã hồi phục, mình sẽ luyện tập bằng cách đi bộ mỗi ngày 30 phút kết hợp tập yoga. Ngoài ra vẫn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, giàu đạm, rau củ, giảm tinh bột, hạn chế đường để có sức chăm con nhưng cũng không gây mập. Mình được chia sẻ bí quyết lợi sữa mà không sợ béo bụng là thay vì ăn chân giò vốn rất nhiều chất béo để lợi sữa thì uống sữa ấm, ăn canh rong biển, rau lang, đậu phộng,...
Phương Thảo và chồng đang từng ngày mong ngóng con trai chào đời.
Lấy chồng Tây, bạn có nhận được sự đồng cảm của chồng, nhất là trong thời gian bầu bí nặng nề này?
Mình may mắn trong thai kỳ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ chồng. Chồng mình rất hiểu tâm lý phụ nữ mang thai dễ tủi thân, dễ nóng giận và hay tự ti về ngoại hình. Nên anh luôn dành rất nhiều lời nói ngọt ngào cho vợ, hay khen vợ. Chính anh là người khiến mình cảm thấy tự hào về những thay đổi vóc dáng khi mang thai chứ không hề tự tin, vì anh luôn nói rằng khi mang trong mình đứa con yêu thương, mọi phụ nữ đều trở nên toả sáng. Những khi thấy vợ hơi khó chịu về điều gì, anh đều nhẹ nhàng an ủi, giải thích, nên mình lại nguôi ngoai. Nhờ đó mà vợ chồng không hề cãi nhau dù ai cũng bảo mẹ bầu thì thường hay nóng tính.
Anh cũng không bỏ sót bất kì buổi khám thai nào của vợ, cùng vợ nghiên cứu tài liệu về thai kì, về chăm sóc con, thậm chí cùng nhau chọn từng bộ quần áo, từng vật dụng nhỏ cho con sau này. Mỗi tuần anh đều đọc về tiến độ phát triển của thai nhi theo tuần, những thay đổi ở người mẹ, những vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải trong tuần đó để giúp vợ vượt qua. Ví dụ như khi đọc được phụ nữ mang thai thường khó ngủ, phải nằm nghiêng trái mới tốt thì ngay hôm sau chồng mình tìm cho vợ gối bầu chữ U để vợ ngủ đúng tư thế và thoải mái hơn. Luôn nắm tay vợ khi đi bộ cùng nhau, khi gặp bậc thang, chỗ dốc hay vỉa hè gồ ghề, anh đều nói: "Em bước cẩn thận nhé!". Tất cả những quan tâm, yêu thương đó khiến mình cảm thấy rất hạnh phúc, tâm trạng luôn thoải mái, lạc quan.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ thú vị này!
Có Tɦể Mẹ Cɦưɑ Biếł: Cɦo Tɾẻ Đi Cɦâп Tɾầп Càпɢ Nɦiềᴜ Càпɢ Tɦúc Đẩy Sự Tɦèɱ Ăп Củɑ Bé
Nɦiềᴜ ɱẹ ƙɦôпɢ пɢɦĩ łới ʋiệc cɦo ɓé ᵭi cɦâп łɾầп lại có łɦể łɦúc ᵭẩy sự łɦèɱ ăп ở łɾẻ eɱ. Mẹ cùпɢ łìɱ ɦiểᴜ пɦé.